Đốt cháy hoàn toàn 2,01 gam hỗn hợp X (có tổng số mol là 0,05 mol) gồm axetilen, vinyl axetilen và propen (trong đó số mol của axetilen bằng số mol của vinyl axetilen) cần dùng V lít khí O2 (đktc). Tính giá trị V theo 2 cách khác nhau.
Cách 1: nC2H2 = nC4H4 = a; nC3H6 = b
—> nX = 2a + b = 0,05
mX = 26a + 52a + 42b = 2,01
—> a = 0,015; b = 0,02
Bảo toàn C —> nCO2 = 0,15
Bảo toàn H —> nH2O = 0,105
Bảo toàn O —> 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
—> nO2 = 0,2025 —> V = 4,536 lít
Cách 2: nC2H2 = nC4H4 = a nên gộp 2 chất này thành C6H6 (2a mol); nC3H6 = b mol.
Sau đó làm tương tự như trên.
Cho các chất sau: axetilen, metyl fomat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat, fructozơ. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, tạo kết tủa bạc trắng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Đốt cháy hoàn toàn hai chất hữu cơ là đồng phân, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Đun nóng 14,8 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ trên cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 3,68 gam ancol Y và 17,59 gam hỗn hợp hai muối. Công thức cấu tạo của hai chất hữu cơ là
A. CH3COOCH3 và HCOOC2H5.
B. HCOOC2H5 và C2H5COOH.
C. CH3COOCH3 và C2H5COOH.
D. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5.
Cho từ từ đến dư dung dịch X vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Nếu cho từ từ đến dư dung dịch X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Dung dịch X và muối Y lần lượt là:
A. NH3 và FeCl2. B. NaOH và FeCl3.
C. NaOH và FeCl2. D. NH3 và FeCl3.
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Hiđro hóa hoàn toàn a mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được etyl propionat. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Chia m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 cần dùng 1,92 mol O2, thu được CO2 và H2O. Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 17,28 gam Ag. Giá trị m là
A. 97,92. B. 83,52. C. 110,88. D. 104,40.
Đốt cháy hoàn toàn 0,356 gam chất hữu cơ X thu được 0,2688 lít khí CO2 và 0,252 gam H2O. Mặt khác nếu phân hủy 0,445 gam chất X thì thu được 56 ml khí N2. Biết rằng trong X có một nguyên tử Nitơ. CTPT của X là:
A. C2H5O2N B. C3H5O2N C. C3H7O2N D. C2H7O2N
Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là
A. Ca. B. Ba. C. Na. D. K.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol H2SO4 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là
A. 27,6. B. 28,2. C. 28,8. D. 27,4.
Cho sơ đồ phản ứng sau: (1) X + H2O → Y (xúc tác, t°) (2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Z + 2Ag + 2NH4NO3 (t°) (3) Y → T + P (xúc tác, t°) (4) T + H2O → X + G (ánh sáng, cloropin) (5) Y + H2 → H (xúc tác, t°). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X là tinh bột và T là ancol etylic.
B. Z là axit gluconic và H là sobitol.
C. P là ancol etylic và G là oxi đơn chất.
D. X là xenlulozơ và Y là glucozơ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến