1. Chi tiết cái bóng góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển
(Là chi tỉết thắt nút, đồng thời cũng là chi tiết mở nút hết sức bất ngờ trong toàn bộ diễn biến chuyện)
a. Lần thứ nhất, cái bóng gián tiếp xuất hiện qua lời nói của bé Đản về một người đàn ông khác thường đến vào buổi đêm - cái bóng là chi tiết thắt nút truyện:
- Đối với VN: đó là cái bóng của chính nàng. Trong những ngày Trương Sinh ở nơi chiến trận, nàng một mình một bóng trong căn nhà thiếu vắng người chồng thân yêu. Vì nhớ thương chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, nàng đã chỉ bóng mình trên vách, đùa vui đó là cha bé Đản. Lời nói của VN với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
- Đối với bé Đản: đứa trẻ ngây thơ tin là có một người cha đêm nào cũng đến nhưng lúc nào cũng nín thin thít và không bao giờ bế nó cả.
- Đối với TS: đó lại là bằng chứng không thể chối cãi về sự hư hỏng của vợ. Lời nói của đứa bé về một người cha khác đã gieo vào lòng TS mối nghi ngờ, không có gì gỡ ra được, khiến TS có cách cư xử vũ phu, thô bạo, cạn tình cạn nghĩa: la mắng, đánh đập rồi đuổi VN ra khỏi nhà.
=> Cái bóng thắt nút câu chuyện, đẩy mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Những hành động, nói của TS như một sự bức tử, khiến VN phải tìm đến cái chết. Kịch tính của câu chuyện ngày một được đẩy lên cao hơn.
b. Lần thứ hai, cái bóng xuất hiện trực tiếp trước mắt Trương Sinh - cái bóng là chi tiết mở nút truyện:
Đó chính là cái bóng của TS in trên vách. Trong hoàn cảnh hai cha con ngồi dưới ngọn đèn khuya, thấy bóng TS, bé Đản chỉ lên và nói “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Lúc đó TS mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ.
=> Cái bóng có ý nghĩa mở nút câu chuyện, giải quyết toàn bộ mâu thuẫn. Bao nhiêu nghi ngờ của
TS và nỗi oan khuất của VN đều được hóa giải bởi cái bóng. Lúc này, TS hiểu thấu nỗi oan của vợ
dẫn tới việc TS lập đàn giải oan ở phần kết thúc truyện
-> Như vậy, chi tiết cái bóng đã góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.
2. Chi tiết cái bóng còn gợi mở nhiều ý nghĩa, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
a. Cái bóng tô đậm thêm phẩm chất cao đẹp của VN trong vai trò làm vợ, làm mẹ.
- Đó là tình yêu, sự gắn bó thủy chung của VN với người chồng nơi chiến trận, giúp nàng nguôi ngoai nỗi nhớ thương chồng, cái bóng của VN nhưng lại mang theo dáng hình TS, vợ chồng gắn bó thủy chung như hình với bóng.
- Đó là tình thương của VN đối với con, khi con thiếu vắng tình cha. Đó là cách để nàng đùa vui, dỗ dành con. Nàng muốn đứa con nhỏ thơ ngây được sống trong tình thương yêu của mẹ và bên cả bóng hình người cha.
b. Cái bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền.
Với VN, hạnh phúc gia đình cũng chỉ mong manh như chiêc bóng hư ảo.
c. Cái bóng, đó là bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh hay phải chăng đó là bóng đen của XHPK -một xã hội bất công với quan niệm trọng nam khinh nữ. Xã hội ấy đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa và thói gia trưởng, ghen tuông vô lối, sự vũ phu, tàn tệ rẻ rúng của TS đối với VN. Chi tiết này mang ý
nghĩa tố cáo xã hội phong kiến suy tàn khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.
=> Chi tiết cái bóng là cái cớ ngẫu nhiên mà quyết định cả số phận con người.
=> Cái bóng là chi tiết nghệ thuật sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ, thể hiện cô đọng cảm hứng hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.