Cho 2,13 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol KOH và 0,02 mol K3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 8,32 gam hai chất tan. Giá trị của x là
A. 0,03. B. 0,04. C. 0,06. D. 0,05.
nP2O5 = 0,015 —> nH3PO4 = 0,03
Nếu kiềm còn dư thì trong 2 chất tan chứa K3PO4 (0,03 + 0,02 = 0,05) —> mK3PO4 = 10,6 > 8,32: Vô lý.
Vậy KOH phản ứng hết —> nH2O = nKOH = x
Bảo toàn khối lượng:
0,03.98 + 56x + 0,02.212 = 8,32 + 18x
—> x = 0,03
Thầy cho em hỏi, ở chỗ BTKL tại sao lại lấy 0,03.98 mà không phải là 2,13 ạ?
Hoà tan hỗn hợp hợp B gồm 10 gam CuO, Fe2O3, MgO, FeO (trong đó kim loại chiếm 68% về khối lượng) vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch C chứa các muối clorua
a) Tính mHCl
b) Tính m muối clorua tạo thành
Cho 4,02 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,8M. Sau khi kết thủc phản ứng, thu được dưng dịch X và 21,28 gam rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư, không thấy khi thóat ra. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phán ứng là 19,2 gam, lọc lấy kêt tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thư được lượng rắn khan là bao nhiêu?
A. 4 gam. B. 5,6 gam. C. 4,8 gam. D. 6,4 gam
Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng 1/2 hàm lượng Zn trong A.
Lấy 1/2 hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.
Lấy 1/2 hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20% O2 và 80%N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).
a) Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.
b) Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.
Hỗn hợp E gồm Mg, Fe và CuO (CuO chiếm 30,72% theo khối lượng). Nung m (gam) E với hỗn hợp khí T gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của T so với H2 là 20, thu được 1,128m (gam) hỗn hợp rắn G. Cho G tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch X và 0,38 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch X vào dung dịch NaOH dư, thu được 46,448 gam kết tủa. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm theo khối lượng của Fe trong E?
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, Na và BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,08 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được hỗn hợp Z (gồm x mol BaSO4 và y mol Al(OH)3) và dung dịch T chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Tỉ lệ x : y là
A. 5:3. B. 1:1. C. 2:1. D. 3:2.
Hoà tan hoàn toàn một miếng bạc kim loại vào một lượng dư dung dịch HNO3 15,75% thu được khí NO duy nhất và a gam dung dịch F trong đó nồng độ C% của AgNO3 bằng nồng độ của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46% vào dung dịch F. Hỏi có bao nhiêu % AgNO3 tác dụng với HCl?
Hòa tan 11,9 gam KBr vào a (gam) dung dịch AgNO3 10% dư. Sau phản ứng thu được m (gam) kết tủa và dung dịch X. Tính m? Tính a (biết AgNO3 dư 20% so với lượng phản ứng)? Tính C% các chất tan có trong dung dịch X?
Điện phân có màng ngăn 5 kg dung dịch NaCl 23,4% rồi cho lượng khí Cl2 thoát ra tác dụng với sữa vôi dư. Tính khối lượng Clorua vôi thu được.
Khi tiến hành phản ứng thế giữa ankan X với hơi brom có chiếu sáng người ta thu được hỗn hợp Y chỉ chứa hai chất sản phẩm. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 4. Xác định công thức cấu tạo của X.
Cho 3,588 gam kim loại R tan hết trong dung dịch chứa 0,05 mol HCl thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 7,165 gam chất rắn khan. R là
A. Ca. B. Na. C. Mg. D. K.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến