Cho 6,3 gam Al vào 500 ml dung dịch chứa AgNO3 0,6M và Fe(NO3)3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 32,4. C. 38,0. D. 38,9.
nAgNO3 = 0,3; nFe(NO3)3 = 0,1; nAl = 7/30
Dễ thấy 3nAl > nAg+ + 3nFe3+ nên Al còn dư, Ag+ và Fe3+ bị khử hết.
Bảo toàn electron: 3nAl phản ứng = nAg+ + 3nFe3+
—> nAl phản ứng = 0,2
—> m rắn = 6,3 – 0,2.27 + 0,3.108 + 0,1.56 = 38,9 gam
thầy ơi sao lại tính được m rắn như thế vậy ạ. Chất rắn trong bài này là gồm những chất nào vậy ạ
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ. (b) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (c) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (d) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được tạo bởi từ cả 3 axit: axit panmitic, axit oleic, axit linoleic thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là
A. 19,32. B. 11,90. C. 21,40. D. 18,64.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm: 9,4 gam K2O; 26,1 gam Ba(NO3)2; 10 gam KHCO3; 8 gam NH4NO3. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch chứa a gam muối. Tính giá trị của a
Đun nóng 30 gam este đơn chức X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 42,4 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần đung vừa đủ 35,28 lít O2. Giá trị của m là:
A. 29,02. B. 43,08. C. 58,04. D. 22,5.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm metanol, glixerol và etilenglicol thu được CO2 và 3,42 gam H2O. Mặt khác, nếu lấy m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng NaOH dư thì thu được 1,456 lít khí H2. Giá trị của m là:
A. 4,5. B. 2,9. C. 4,02. D. 4,95
Cho các phản ứng sau: (1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (3) 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O (4) Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O (5) 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O (6) NaClO3 + 6HCl → NaCl + 3Cl2 + 3H2O Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò là chất môi trường là.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Kim loại M phản ứng được với dung dịch HNO3 loãng, dung dịch Fe(NO3)3 và dung dịch H2SO4 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hiđro hóa hoàn toàn fructozơ (xúc tác Ni, đun nóng) thu được poliancol.
B. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, sản phẩm đều làm mất màu nước Br2.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, sản phẩm cho được phản ứng tráng bạc.
D. Ở điều kiện thường, saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến