Để điều chế crom từ Cr2O3 (được tách ra từ quặng cromit) người ta dùng phương pháp nhiệt nhôm với hiệu suất phản ứng 80%. Khối lượng nhôm cần dùng để điều chế được 104 gam crom là
A. 54,0 gam. B. 75,6 gam.
C. 43,2 gam. D. 67,5 gam.
2Al + Cr2O3 —> Al2O3 + 2Cr
—> nAl phản ứng = nCr = 2
—> mAl cần dùng = 2.27/80% = 67,5 gam
Có G lít hỗn hợp A gồm CH4 và H2. Thêm vào đó một lượng O2 dư được hỗn hợp B. Bật tia lửa điện đốt cháy hoàn toàn CH4, H2 và ngưng tụ hơi nước được hỗn hợp khí C. Thể tích của C giảm so với B là 1,625G lít. Tính thành phần phần trăm các khí trong hỗn hợp A theo thể tích
Đem nung hỗn hợp X gồm Fe và Al trong không khí, thu được a gam hỗn hợp sản phẩm B gồm Al2O3, Al, Fe và FexOy. Cho B vào bình chứa 100ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 1,68 lít khí (đktc) cùng dung dịch X và m gam chất rắn Y (không chứa Al2O3).
+ Cho tiếp vào dung dịch X 175 ml dung dịch HCl 1M, thu được đúng 5,85 gam kết tủa.
+ Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch A chứa 90 gam dung dịch H2SO4 98% (dùng dư 20%), sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy bình có khối lượng là (4m+35,8) gam và thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Đun nhẹ để SO2 thoát ra hoàn toàn, tiếp tục cho vào bình từ từ đến dư một lượng NaOH, lọc sản phẩm thu được 19,25 gam kết tủa. Biết trong B, mFe/mFexOy = 21/29. Công thức của oxit sắt và % khối lượng Al trong X gần nhất ? A. FeO; 35%.
B. Fe3O4; 30%.
C. Fe3O4; 35%.
D. FeO; 30%.
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H9O4N) và 0,15 mol Y (C3H9O3N, là muối của axit vô cơ) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, đun nóng, thu được một ancol hai chức và một amin no (có cùng số nguyên tử cacbon) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có một muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 49,07%. B. 29,94%. C. 27,97%. D. 51,24%.
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi, hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch). Thể tích khí thu được trong quá trình điện phân (ở cả hai điện cực) theo thời gian điện phân như sau: Thời gian điện phân t giây 2t giây 3t giây Thể tích khí tương ứng đo ở đktc 1,344 lít 2,464 lít 4,032 lít
Giá trị của a là
A. 0,14 mol. B. 0,13 mol. C. 0,12 mol. D. 0,15 mol.
Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 11,1. C. 9,7. D. 11,3.
Hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và H2. Đốt m gam hỗn hợp X sau đó hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 24,96 gam. Cho m gam hỗn hợp X qua Ni đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 19,2 gam brom. Mặt khác 23,184 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng tối đa với 72 gam brom (trong nước). Giá trị của m là
A. 12,55 B. 10,66 C. 11,23 D. 9,88
Trộn 3 mol N2 với 4,5 mol H2 ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp khí X (Trong đó có NH3). Biết hiệu suất của phản ứng N2 là 12,5%. Tính số mol H2 cần dùng để điều chế 76,5 kg NH3 trong điều kiện như trên.
Viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn (nếu có) khi cho Al tác dụng với NaNO3/NaOH
Để trung hòa hết 200 gam dung dịch HX (F, Cl, Br, I) nồng độ 14,6% người ta phải dùng 250 ml dung dịch NaOH 3,2M. Xác định axit trên?
Cho 14,7 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Al vào bình đựng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,4 g chất rắn và có 5,6 lít khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,6M và H2SO4 1,5M. Khi phản ứng kết thúc thu khí NO duy nhất và dung dịch X. Khối lượng muối tạo thành khi cô cạn dung dịch X và thể tích khí NO ở điều kiện tiêu chuẩn là?
A. 70,72 và 1,12 B. 73,42 và 1,12
C. 70,72 và 2,24 D. 73,42 và 2,24
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến