Crackinh hoàn toàn 1 thể tích ankan X thu được 3 thể tích hỗn hợp Y, biết tỉ khối của Y so với H2 là 43/3. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít X
Cracking 1 mol ankan X —> Thu được 3 mol hỗn hợp Y —> Y chứa 2 mol ankan và 1 mol ankin.
CnH2n+2 —–> 2CmH2m+2 + CxH2x-2
Theo đề : mY = (86/3)
—> [2.(12m + 2m + 2) + 12x + 2x – 2]/3 = 86/3
<—-> 28m + 14x = 84
—> Cặp nghiệm (x, m) phù hợp là (2,2)
Vậy Y chứa C2H6 và C2H2
X —> 2C2H6 + C2H2
Vậy X là C6H14
C6H14 + 9,5O2 —–> 6CO2 + 7H2O
0,06 —–> 0,57
O2 chiếm 20% thể tích KK —> Vkk = 63,84 lít.
Cho hỗn hợp X gồm 0,4 mol Al và 0,2 mol Fe vào dung dịch chứa H2SO4 đặc, nóng thì thu được a mol khí H2S. Dẫn khí H2S thu được đi qua dung dịch Br2 0,8M thì có bao nhiêu ml dung dịch Br2 bị mất màu?
Cho luồng khí CO2 có lẫn m gam hơi nước hấp thụ hoàn toàn vào trong 150 ml Ba(OH)2 1M thu được kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm đi 4,6 gam so với dung dịch lúc đầu. Cho thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X lại thấy sinh ra 19,7 gam kết tủa. Vậy giá trị của m là
A. 4,1. B. 6,3. C. 10,7. D. 15,5.
Cho 1,1 – đibrom propan phản ứng trong KOH đặc, C2H5OH với lượng dư thu được chất A. Đun nóng chất A đến 600°C có mặt C hoạt tính thu được 2 sản phẩm B và D. Chất B khi tham gia phản ứng brom hoá có ánh sáng hoặc có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp cho ta 1 sản phẩm monobrom. Chất D cũng tham gia phản ứng brom hoá trong các điều kiện tương tự nhưng mỗi trường hợp cho 3 sản phẩm monobrom. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Crackinh m(g) hỗn hợp X gồm propan, butan thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 3,36g và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18,15. Tính m
Trộn 100g dung dịch chứa một muối X nồng độ 13,2% ( X là muối của kim loại kiềm có chứa gốc sunfat) với 100g NaHCO3 4,2%. Sau khi phản ứng xongthu được dung dịch A có khối lượng ít hơn 200g. Nếu cho 100g dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A đến khi phản ứng hoàn toàn, người ta thấy dung dịch vẫn còn dư muối sunfat. Khi thêm tiếp vào đó 20g dung dịch BaCl2 20,8% nữa sau phản ứng thất còn dư BaCl2 và lúc này thu được dung dịch D. a) xác định công thức muối X. b) tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A và dung dịch D.
Một bình chứa hidrocacbon X cân nặng 46,5 gam. Ở cùng điều kiện trên, nếu bình chứa C4H10 thì cân nặng 54,5 gam, nếu bình chứa C2H6 thì nặng 47,5 gam. Tìm công thức phân tử của X.
Bổ túc các phương trình phản ứng
1, ? + HCl —> ? + Cl2 + ?
2, ? + ? —> ?+ CuCl2
3, ? + HCl —> ? + CO2 + ?
4, Cl2 + ? + ? —> H2SO4 + ?
5, ? + NaOH —> NaClO + ? +?
Cho dung dịch A chứa CuSO4 nồng độ x%, sau khi bay hơi 20% lượng nước thì dung dịch trở nên bão hòa. Thêm 2,75g CuSO4 vào dung dịch bão hòa thì thấy 5g CuSO4.5H2O tách ra. A) tính nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa. B) tính thành phần phần trăm lượng muối trong dung dịch A
Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon (mạch hở). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thì thu được 12 gam kết tủa trắng, đồng thời khối lượng phần dung dịch giảm 1,38 gam.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Xác định công thức phân tử của X, biết hidro hóa hoàn toàn 2,46 gam X cần dùng 1,344 lít khí H2 (đktc) có xúc tác Ni.
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở trong cùng dãy đồng đẳng thu được 8,96 lít CO2 và 4,5 gam H2O.
a, Xác định dãy đồng đẳng của hai hidrocacbon (V đo ở đktc) biết chúng thuộc một trong bốn dãy đồng đẳng đã học.
b, Xác định công thức phân tử hai hidroacacbon biết chúng có tỉ lệ số mol là 1:2 (theo chiều tăng của M).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến