Cho m gam hỗn hợp Al và Mg có tỉ lệ số mol Al:Mg = 2:1 vào 600ml dung dịch Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 56m/39 gam Fe. Giá trị của m là:
A. 1,404 B. 1,170 C. 1,053 D. 1,755
nAl = 2x, nMg = x —> m = 78x
nFe3+ = 0,06; nFe = m/39 = 2x
Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = nFe3+ + 2nFe
⇔ 3.2x + 2x = 0,06 + 2.2x —> x = 0,015
—> m = 78x = 1,17
Cho 1,48 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 2 tác dụng với 500ml dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 0,1M và HCl 0,06M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 1,3124A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch sau điện phân giảm 1,849 gam so với ban đầu. Giá trị của t gần nhất với?
A. 2550 B. 2450 C. 2505 D. 2620
Điện phân (với điện cực trơ) 300ml dung dịch Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 72 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 6,72 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 31,2 gam hỗn hợp kim loại. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của a là:
A. 3,60 B. 4,05 C. 3,90 D. 3,75
Viết phương trình ion rút gọn của Fe(NO3)2 + AgNO3 -> Fe(NO3)3 + Ag
Cho 13,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào 500ml dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 36,3 gam hỗn hợp kim loại C và dung dịch D. Lọc dung dịch D, chia làm hai phần bằng nhau:
Nồng độ mol/lít của AgNO3 trong B là:
A. 0,2M B. 0,3M C. 0,4M D. 0,5M
Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 và 2b mol NaHCO3 thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Rót từ từ dung dịch chứa (a+b) mol HCl vào dung dịch chứa 0,5a mol NaOH và 2b mol Na2CO3 thu được 0,224 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong dung dịch X là 10,785 gam. Giá trị của V là:
A. 4,032 B. 4,480 C. 3,808 D. 4,256
Hỗn hợp A gồm Mg và Fe có tỉ lệ khối lượng 5 : 3. Hỗn hợp B gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3. Hòa tan B bằng dung dịch HCl dư, sau đó cho tiếp A vào ta thu được dung dịch C và V lít H2 (ở đktc). Biết rằng lúc đó có một phần hidro khử hết muối FeCl3 thành FeCl2 theo phản ứng 2FeCl3 + 2H → 2FeCl2 + 2HCl.
Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung nóng trong không khí tới khối lượng không đổi, được chất rắn D. Lượng hidro thoát ra ở trên (V lít) vừa đủ tác dụng hết với D khi nung nóng. Mặt khác nếu trộn A với B ban đầu ta được hỗn hợp E.
1) Viết phương trình hóa học của các phản ứng, tính % khối lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp E.
2) Lượng hidro thoát ra (V lít) đủ để khử được một lượng gấp bao nhiêu lần các oxit có trong B.
Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đun 0,2 mol một hidrocacbon no mạch hở T với clo, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24,06 gam hỗn hợp sản phẩm hữu cơ gồm 1 dẫn xuất monoclo và 2 dẫn xuất điclo ở thể lỏng và 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí vô cơ. Hấp thụ hết hỗn hợp khí vô cơ vào 200 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch M.
a) Xác định CTCT của T và viết phương trình hóa học của T với clo trong đề bài
b) Tính C% các chất trong dung dịch M
Hỗn hợp X chứa một amin no, đơn chức, mạch hở và hai hiđro cacbon có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,9225 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 12,69 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 13,776 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon có khối lượng phân tử lớn là
Hoà tan hoàn toàn Mg bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít (đktc) khí Y gồm N2 và N2O, không còn sản phẩm khử nào khác. Tỉ khối của hỗn hợp Khí Y với H2 là 15,6. Cô cạn dung dịch X, tính khối lượng muối thu được.
Cho Na vào 1 lít dung dịch HCl a (M). Sau phản ứng tạo a mol khí và dung dịch X. Cho X lần lượt tác dụng với: phenyl amoni clorua, natri phenolat, NaHCO3, Na2HPO3, Zn, Cl2, Si, CuSO4. Số Trường hợp có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 8. B. 5. C. 6. D. 7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến