Hỗn hợp T gồm 2 anken X, Y (MY = 2MX) và ankadien Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol T thu được 6,272 lít CO2 (đktc). Biết rằng khi hidro hóa hoàn toàn T thì thu được hỗn hợp gồm 2 ankan. Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
nCO2 = 0,28 —> Số C = nCO2/nT = 2,8
—> X là C2H4, Y là C4H8
T + H2 —> 2 ankan nên Z là C4H6.
Cấu tạo của Z:
CH2=CH-CH=CH2
CH2=C=CH-CH3
Để tạo 2 anken thì Y cũng phải mạch thẳng:
CH2=CH-CH2-CH3
CH3-CH=CH-CH3
—> Y có 2 cấu tạo.
Hỗn hợp Z gồm 2 este mạch hở X và Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thì ta luôn thu được số mol Z : số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 4 : 3 cho dù thành phần của X và Y thay đổi. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Z tác dụng vừa đủ với 0,16 lit dung dịch NaOH 1M thì sau phản ứng thu được m gam một ancol duy nhất. Giá trị của m và phần trăm về khối lượng của X, Y là:
A. m = 5,12 gam; 42,7% và 57,3%
B. m = 5,12 gam; 32,7% và 67,3%
C. m = 5,12 gam; 30,2% và 69,8%
D. m = 3,2 gam; 42,7% và 57,3%
Eugenol là tinh chất chiết xuất từ đinh hương (tên khoa học Eugenia aromatic) – một loại gia vị đặc biệt có nguồn gốc từ đảo Moluccas. Phân tích nguyên tố cho thấy, Eugenol có %C = 73,171; %H = 7,317; còn lại là O. Biết rằng 150 < M < 200 (với M là phân tử khối của Eugenol). Công thức phân tử nào sau đây ứng với Eugenol ?
A. C10H12O2. B. C5H6O2. C. C10H12O. D. C5H6O.
Hòa tan hoàn toan 17,74 gam oxit kim loại kiềm và oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dụng dịch A điện phân thu được lượng Cl2 cực đại là 5,68 gam. Lấy 1/2 dung dịch A cho tác dụng với Na2SO4 dư được 2,33 gam kết tủa. Biết rằng oxit kim loại kiềm chiếm 72% số mol. Xác định 2 kim loại
Cho dãy các chất sau: Cr2(SO4)3, Al2O3, Cr, PbS, Pb, FeS, NaHCO3, Na2HPO4, Fe(NO3)3, Sn(OH)2, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy trên không tác dụng với dung dịch HCl loãng ở nhiệt độ thường là:
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Cho hỗn hợp A gồm x mol Fe và 0,2x mol Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 1 : 3) thu được một sản phẩm khử duy nhất là SO2 và dung dịch B. Số mol khí SO2 thoát ra là:
A. x B. 1,7x C. 0,5y D. y
Cho các chất sau: glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo, glixerol, axit oxalic. Số cacbohidrat mà dung dịch của nó tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Ngâm hỗn hợp bột đồng và magie vào dung dịch FeCl3 sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X có màu xanh lam và còn lại chất rắn không tan. Số lượng muối có trong dung dịch X là
A. 3 muối B. 1 muối
C. 4 muối D. 2 muối
Dãy chất đều thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với P ở điều kiện thích hợp là:
A. O2; Cl2 ; S ; KNO3; HNO3
B. O2; Cl2; N2; HNO3
C. H2; Cl2; H2SO4; HNO3
D. H2; N2; O2; Cl2; KNO3; HNO3
X là hexapeptit và Y là heptapeptit, đều mạch hở và đều được cấu tạo từ Alanin và Valin. Đốt 5,409 gam hỗn hợp E gồm X và Y cần 7,1064 lít khí O2 (đktc). Mặt khác đốt 0,2 mol hỗn hợp E thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 293,58 gam. Đun nóng hỗn hợp F gồm a mol Y và a mol Valin với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 2 muối trong đó có m gam Natri valinat và (m + 20,7) gam Natri alanat. Giá trị của m gần nhất với
A. 61,5
B. 62,0
C. 62,5
D. 63,0
Nhúng thanh kim loại R (hóa trị không đổi là 2) vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,04 mol Cu(NO3)2 sau phản ứng kết thúc thu được sản phẩm khử chỉ gồm NO, H2. Lấy thanh kim loại R ra thấy khối lượng giảm 2,24 gam. Kim loại R là?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến