Cho 3,68 gam hỗn hợp Al và Zn phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng là
A. 52,48 gam. B. 42,58 gam.
C. 52,68 gam. D. 13,28 gam.
nH2SO4 = nH2 = 0,1
—> mddH2SO4 = 0,1.98/20% = 49
—> mdd sau phản ứng = m kim loại + mddH2SO4 – mH2 = 52,48 gam
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một α-aminoaxit X (no, mạch hở, phân tử có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) trong oxi thu được 0,84 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Công thức cấu tạo của X là
A. H2NCH2COOH. B. H2NCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH2CH(CH3)COOH.
Cho hỗn hợp X gồm tristearin và triolein. Hiđro hóa hoàn toàn 26,64 gam hỗn hợp X thì cần 0,672 lít H2 (đktc). Cho 26,64 gam hỗn hợp X nói trên tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 90 ml. B. 30 ml. C. 45 ml. D. 60 ml.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl fomat, metyl axetat và etyl axetat thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,4 gam. B. 4,5 gam. C. 3,6 gam. D. 6,3 gam.
Tiến hành các thí nghiệm sau: – TN1: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch MgSO4. – TN2: Để thanh thép trong không khí ẩm, – TN3: Cho bột nhôm phản ứng với O2 nung nóng. – TN4: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. – TN5: Nhúng lá sắt nguyên chất vào dung dịch CuSO4. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá học là
A. 4. B. 1. C. 2 D. 3.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí etylamin vào dung dịch axit fomic. (b) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch NaOH. (c) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch glyxin. (e) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Cho 8,1 gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,3 mol CuCl2. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 30,4. B. 22,0. C. 20,1. D. 19,2.
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:
Kết thúc thí nghiệm, nhận thấy quỳ tím hoá xanh và trong bình chứa dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa keo trắng. Các chất Y và Z lần lượt là
A. NH3 và NaAlO2. B. CO2 và NaAlO2.
C. NH3 và AlCl3. D. CO2 và Ca(AlO2)2.
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol (a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3. (b) X1 + HCl → X4 + NaCl (c) X2 + HCl → X5 + NaCl. (d) X3 + 2CuO → X6 + 2Cu + 2H2O Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este. X1 có nhiều hơn X2 một nguyên tử cacbon. X3 không hòa tan Cu(OH)2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho a mol X3 tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được a/2 mol H2.
B. X5 không tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X6 là anđehit axetic.
D. X4 có phân tử khối là 60.
Cho các thí nghiệm sau: (a) Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch phèn chua. (c) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2. (e) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (f) Cho từ từ dung dịch Al(NO3)3 đến dư vào dung dịch NaOH và khuấy đều. Số thí nghiệm xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Cho hỗn hợp E gồm C2H7O2N và C3H10O4N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,08 mol NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon) đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Sục Y vào dung dịch AlCl3 vừa đủ thu được 1,56 gam kết tủa. Biết tỉ khối Y so với H2 bằng 65/6 và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng chất rắn khan là:
A. 6,20 gam. B. 4,32 gam.
C. 3,92 gam. D. 5,12 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến