Cho dãy gồm các chất: CH3COOC2H5; Ala-Gly; H2NCH2COOH và CH3NH3Cl. Số chất trong dãy vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Có 3 chất có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl:
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH
CH3COOC2H5 + H2O —> CH3COOH + C2H5OH
Ala-Gly + NaOH —> AlaNa + GlyNa + H2O
Ala-Gly + H2O + HCl —> AlaHCl + GlyHCl
NH2-CH2-COOH + NaOH —> NH2-CH2-COONa + H2O
NH2-CH2-COOH + HCl —> NH3Cl-CH2-COOH
Hòa tan 6,48 gam hỗn hợp E gồm Mg và kim loại R có hóa trị không đổi cần một lượng dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X (N2 và N2O) có tỉ khối đối với H2 là 16 và dung dịch F. Chia F thành 2 phần bằng nhau:
Đem cô cạn phần 1 thu được 25,28 gam muối khan.
Phần 2 tác dụng với NaOH dư thu được 4,35 gam kết tủa. Tìm kim loại R.
Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2, C4H4 và H2 có mặt Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được hốn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 20,2. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,28 mol CO2 và 0,34 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
A. 0,20 B. 0,25 C. 0,30 D. 0,35
Hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho E ác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí. Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với NaOH dư, thu được V2 lít khí. Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với HCl dư, thu được V3 lít khí. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và V1 < V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là
A. Na, Al, Fe B. Ba, Al, Cu
C. Ba, Al, Fe D. Na, Al, Cu
Hỗn hợp E gồm axit glutamic, valin và một peptit mạch hở Y (Y tạo bởi alanin và glyxin). Cho m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được (m + 14,26) gam muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong khí oxi, thu được 75,24 gam CO2 và 30,06 gam H2O. Biết trong E tỉ lệ mO : mN = 8 : 3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52. B. 42. C. 46. D. 44.
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một este E cần dùng vừa đủ 80 gam dung dịch NaOH 10%, thu được một ancol và 16 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức X, Y (MX < MY). Công thức của Y là
A. CH≡C-COOH. B. C2H5COOH.
C. HCOOH. D. CH2=CH-COOH.
Hỗn hợp E gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-2O4) đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy 0,15 mol E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 48,14 gam. Nếu đun nóng 0,15 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 17,88 gam hỗn hợp T gồm hai muối, trong đó có a gam A và b gam B (MA < MB). Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,555 mol O2, thu được CO2 và H2O. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào?
A. 0,7 B. 0,5 C. 1,2 D. 1,4
Nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào 200ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 1M, sau 1 thời gian, lấy thanh Mg ra cân lại có khối lượng là 51,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng lấy thanh Fe ra, thấy khối lượng thanh Fe tăng 0,96 gam so với ban đầu. Giá trị của m là:
A. 54 gam B. 56 gam C. 50 gam D. 52 gam
X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H9N3O6 có khả năng tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Cho 20,52 gam X tác dụng với dung dịch chứa 20,4 gam NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn. Giá trị m gần nhất với:
A. 23 B. 29 C. 26 D. 30
Đốt cháy hết 1 mol chất hữu cơ X được 4 mol CO2. Chất X phản ứng cộng dung dịch Br2 (tỉ lệ mol là 1 : 2) và phản ứng được với Na, có phản ứng tráng bạc. X có công thức cấu tạo là
A. HOOCCH=CHCOOH.
B. HOCH2CH=CHCHO.
C. HOCH2CH2CH2CHO.
D. HOCH2CH2CH=CHCHO
Lên men 12,15 kg tinh bột với hiệu suất 70%, thu được V lít rượu 40°. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,6. B. 21,6. C. 15,1. D. 30,8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến