Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng rất thành công các biện pháp tu từ đặc sắc : Nhân hóa , liệt kê - Điệp ngữ , So sánh , chơi chữ, đảo ngữ . Biện pháp tu từ nhân hóa : "Tôi....lòng/Sông...dạ" , ta thấy nước đâu có thể để ôm , sông cũng đâu có biết mở lòng rồi ôm , tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa này để nhằm nhấn mạnh sự gần gũi của con người đối với thiên nhiên , làm cho cảnh vật trở nên sinh động, đặc sắc hơn .Biện pháp tu từ liệt kê xen lẫn điệp ngữ " Khi..../Khi..." ,"Kẻ.../Kẻ..." và "tụm năm tụm bảy" đã làm rõ sự hiện diện của tiếng chim kêu vang lên trong bờ tre , hay những con cá đã bắt đầu xuất hiện , bơi lội trên sông ; tạo nên 1 vẻ đông vui , rộn rã của thiên nhiên đất trời và sự náo nhiệt của lũ trẻ. Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện ở gần cuối đoạn thơ "Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển" ,so sánh người chiến sĩ với mưa gió thiên nhiên , người lính cũng chính là nhân vật "tôi" khi lớn đã thể hiện lòng yêu quê hương , yêu con sông quê hương lúc học trò da diết , đậm sâu , lòng như mưa nguồn gió biển . Biện pháp tu từ chơi chữ " Bầy chim non bơi lội trên sông" , bầy chim có bao giờ bơi trên sông , mà bơi trên sông là hành động của cá ; tác giả đã gắn ghép hành động của cá với hành động của chim , làm cho thiên nhiên hòa hợp vào từng hành động của những con vật nhỏ bé , làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hơn . Và biện pháp tu từ đảo ngữ :"Khi...ríu rít chim kêu/Khi...chập chờn con cá nhảy" , đổi vị ngữ lên trên đầu để bày tỏ , nhấn mạnh hành động của chim cá . Qua đoạn thơ , chứng tỏ tác giả phải có mắt nhìn trực tiếp tinh tế và tình yêu thiên nhiên , đất trời sâu đậm .
`#Study well`