hiến tranh thế giới thứ I kết thúc, Hòa ước Vécsai – Oasingtơn (1919) đã công nhận độc lập của một số nước trước đây thuộc đế quốc áo – Hung và đế quốc ốttôman, một số nước thuộc địa của Đức cũng được đặt dưới quyền ủy trị của Hội quốc liên. Những điều này đã khiến Phan Bội Châu cho rằng, các chính khách cầm đầu các nước lớn đã bắt đầu biết “lẽ phải” và Cụ tin một ngày nào đó “họ sẽ tranh độc lập giúp ta”. Bên cạnh đó, đường lối cách mạng “bất bạo động, bất hợp tác” của Đảng Quốc đại ấn Độ cũng đã lan đến Việt Nam và Phan Bội Châu thấy đó là một đường lối hay, vì không đổ máu mà cũng có hy vọng giành được độc lập nên đã đi theo.(*)
ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: một mặt, chúng tăng cường đàn áp, làm cho phong trào yêu nước gặp phải những tổn thất nặng nề, khiến các nhà yêu nước theo con đường bạo động tỏ ra dao động và Phan Bội Châu cũng không phải là một ngoại lệ. Mặt khác, Pháp thi hành một số cải cách xã hội có tính chất nhỏ giọt để che đậy cho chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của chúng. Trong hoàn cảnh đó, nhiều nhà yêu nước Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu không thể không nghĩ đến việc thay đổi đường lối để thích nghi với thời cuộc.
Thể hiện qua:
+1904, Phan Bội Châu cùng một số nhà yêu nước thành lập hội Duy Tân, chủ trương của Hội là đánh Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở VN
+Sau khi phong trào Đông du tan rã ( 1908 ), vào 1911, cuộc CM Tân Hợi thắng lợi ở Trung Quốc, ông đã quyết định giải tán hội Duy Tân, thành lập Việt Nam Quang Phục hội với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
-Như vậy, từ chủ trương thành lập chế độ quân chủ lập hiến sang thành lập chế độ cộng hòa ở VN là một sự thay đổi lớn, là một sự trưởng thành vượt bậc trong chủ trương cứu nước của PBC