Andre chenien từng nói " Nghệ thuật ... Nên thi sĩ ". Nhắc đến đây tôi lại chợt nhớ đến 2 bài thơ " Đồng Chí " và " Ngắm Trăng ". Cả hai bài thơ đều đc thi sĩ " Điểm tô , chấm phá " hết sức tài tình bằng những biện pháp nghệ thuật , cầu từ chắt lọc .Nhưng thứ làm cho người đọc rung động chắc chắn là cảm súc và tâm hồn của thi nhân được gửi ngắm vào trong từng câu thơ . Nhắc đến " Đồng Chí " là ta nhớ chiến trường gian khổ , khốc liệt ta lại thấy hình ảnh của các anh lính " thương nhau tay nắm lấy bàn tay " " miệng cười buốt giá " dù ở nơi chiến trường nguy hiểm họ vẫn đùm bọc đoàn kết , với một tâm hồn lạc quan vẫn cười đùa hồn nhiên quên đi mọi bom đạn , quên đi mọi nguy hiểm ngoài kia , họ san sẻ từng miếng cơm manh áo , coi nhau như anh em một nhà . Và đó cũng chính là những trải nghiệm của tác giả trong những năm đi lính
Còn " Ngắm Trăng " ta thấy thân Bác ở trong lao mà hồn Bác lại ở ngoài lao . Một tâm hồn đầy lạc quan thanh thản , Bác thoát ra khỏi ngục tù phơi mình dưới anh trăng tan , ngắm nhìn say xưa người bạn Trăng của Bác
Qua 2 bài thơ ta thấy rằng dù ở nơi " tù túng , hay chiến trường khốc liệt " tâm hồn của bậc thi nhân họ vẫn lạc quan yêu đời biết chừng nào , tâm hồn đấy thể hiện cái tôi đầy bản lĩnh của họ và những rung động từ con tim . Họ viết lên thơ song cũng là nguồn chẩy cảm súc của bậc thi sĩ . Bởi " thơ là tiếng nói của tâm hồn " Vì vậy ko thể nào mà sai đc " trái tim mới làm nên thi sĩ "
( LƯU Ý : BÀI NÀY ĐC CHÍNH CHỦ VIẾT KO HỀ LẤY TRÊN MẠNG )