1, Biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng trong câu thơ "Màu dân tộc sáng bừng trên trang giấy Điệp". Tờ giấy điệp là hình ảnh biểu tượng của nghề vẽ tranh Đông Hồ của dân tộc ta. Tác giả gợi ra hồn sắc dân tộc qua một truyền thống cụ thể đó chính là nghệ thuật hoán dụ (lấy cá nhân để gọi tập thể). Từ đó, người đọc có thể cảm thấy tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc qua những truyền thống tốt đẹp.
2
Tình cảm của tác giả được thể hiện về sự tự hào đối với cảnh vật của quê hương, cũng như những truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương, xứ sở mình. Tác giả tự hào về những dòng sông, những cánh đồng. Đồng thời, tác giả cũng tự hào về truyền thống dân tộc qua những bức họa Đông Hồ, qua tất thảy những gì tinh hoa thuộc về quốc gia, dân tộc yêu dấu này
3,
Nhan đề: Dân tộc tôi
4,
Đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của vùng đất Bắc Bộ của đất nước VN. Đầu tiên, ta thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên. Đó là vùng đất có sông, có đồng bằng trù phú, có những cánh đồng bát ngát vàng ươm. Đây đều là những vẻ đẹp đặc trưng của vùng đất Bắc Bộ. Những dòng sông quanh năm chảy, những đồng bằng trù phú màu mỡ và những cánh đồng vàng ươm thẳng cánh cò bay. Tất cả đều gợi ra một vẻ đẹp ấm no, hạnh phúc. Thứ hai, vẻ đẹp của vùng đất Kinh Bắc còn được thể hiện ở những truyền thống văn hóa dân tộc. Biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng trong câu thơ "Màu dân tộc sáng bừng trên trang giấy Điệp". Tờ giấy điệp là hình ảnh biểu tượng của nghề vẽ tranh Đông Hồ của dân tộc ta. Tác giả gợi ra hồn sắc dân tộc qua một truyền thống cụ thể đó chính là nghệ thuật hoán dụ (lấy cá nhân để gọi tập thể). Từ đó, người đọc có thể cảm thấy tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc qua những truyền thống tốt đẹp. Trên những bức vẽ Đông Hồ, gà lợn gợi sự ấm no được vẽ nên. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của vùng đất Bắc Bộ của đất nước VN.