A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH. Người ta làm thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M – Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính ãit có nồng độ 0,05M. Tính nồng độ của A, B
Hòa tan 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng 500ml dung dịch HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí CO2 (đktc). Để trung hòa lượng axit dư phải dùng 50ml dung dịch NaOH 2M a. Xác định 2 muối ban đầu b. Tính % theo khối lượng 2 muối trên
Hòa tan 49,6 gam hỗn hợp 1 muối cacbonat và muối sunfat của cùng 1 kim loại hóa trị 1 thu được dung dịch X. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau Phần 1: Cho phản ứng lượng dư dung dịch axit sunfuric thu được 2,24 lít khí (đktc) Phần 2: Cho phản ứng lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa trắng Tìm công thức hóa học của 2 muối Tính khối lượng mỗi muối trên có trong hỗn hợp ban đầu
Hòa tan hoàn toàn 43,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, CuO, Fe3O4 và FeCO3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 22,04% về khối lượng) vào 960 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y chi chứa muối và 2,688 lit (đktc) hỗn hợp khi Z gồm N2O, NO và CO2, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Cho Y phản ứng tối đa với 1,77 lit dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được kết tủa T. Nung T trong khỗng khi đển khối lượng khỗng đổi, thu được 48 gam rắn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24 B. 26 C. 28 D. 30 adas đã chọn câu trả lời 12.06.2018 Bình luận(0)
X, Y là hai axit đều đơn chức (MX < MY), Z là este thuần chức, mạch hở được tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 23,42 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,945 mol O2, thu được 10,98 gam H2O. Mặt khác hiđro hoá hoàn toàn 23,42 gam E cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp T. Biết Y có một liên kết C=C trong phân tử. Phần trăm khối lượng của X trong E là A. 9,82%. B. 10,30%. C. 8,67%. D. 11,34%.
Hòa tan 2,96 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 3 chất tan có tỉ lệ số mol là 1 : 2 : 3. Cho AgNO3 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,97. B. 17,59. C. 20,29. D. 14,35.
Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau: Biết: X, Y, Z, T, Q, R là Crom và các hợp chất của Crom, mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà crom đóng vai trò chất khử là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3. (d) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2. (e) Cho 4x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3x mol H3PO4. (g) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Mg(HCO3)2 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm hai chất là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Cho các phát biểu sau: (a) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl. (b) Thêm dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch K2Cr2O7 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng tươi. (c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Tính oxi hóa của các ion kim loại Fe3+ > Ag+ > Cu2+ > Fe2+. (e) Cr là kim loại cứng nhất, W là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp X gồm metyl fomat, metyl axetat và trimetylamin bằng lượng oxi vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 17,1 gam. Khí đi ra khỏi bình H2SO4 đặc có thể tích 19,04 lít (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của trimetylamin trong X là A. 30,57%. B. 69,43%. C. 38,95%. D. 61,05%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến