Câu 1
-Nước ta có những điều kiện tự nhiên
* Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
* Sinh thái:
- Chống xói mòn đất.
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nguồn nước.
Câu 2:
- Nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng.Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt
Câu 3:
* Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa:
- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.
- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.
- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)
- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.
- Mô hình nông – lâm kết hợp còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân
Câu 4:
+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.
+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
Câu 5:
-Hệ thống văn bản pháp luật về các chính sách xã hội ngày càng hoàn thiện, đầy đủ
-Chính sách xã hội, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng.
-Các chính sách xã hội được từng bước hoàn thiện, ngày càng mở rộng, đa dạng, phát huy hiệu quả đối với cộng đồng xã hội.
Câu 6:
Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí..
Câu 7:
Mặt tích cực
+)Thông tin liên lạc trong-ngoài nước nhanh chóng
+)Là phương tiện tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
+)Phục vụ tốt cho học tập,giải trí
+)Nhanh chóng đưa nước ta hòa nhập với thế giới
Mặt tiêu cực
+)Các thông tin-hình ảnh kém văn hóa
+)Học sinh mất thời gian vì chơi điện tử