Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của m là:
A. 41,65 B. 40,15 C. 35,32 D. 38,64
nHCl = u và nAl2(SO4)3 = v
—> nH+ = u, nAl3+ = 2v và nSO42- = 3v
Trong khi Ba2+ tạo kết tủa ngay khi xuất phát thì OH- lại phải trung hòa H+ trước rồi mới tạo kết tủa sau. Do đó Ba2+ sẽ đến đích trước OH-.
—> BaSO4 đạt max khi kết thúc đoạn thứ 2 và nBaSO4 max = 3v. Lúc này Al(OH)3 mới tạo ra được một lượng là:
nAl(OH)3 = (6v – u)/3
Khi bắt đầu vào đoạn 3 thì nAl3+ = 2v – (6v – u)/3 = u/3
Để kết tủa nốt lượng Al3+ này cần:
nBa(OH)2 = 0,2 – 3v
Vậy: 2(0,2 – 3v) = 3.u/3 (1)
Khi kết tủa không thay đổi:
nOH- = 0,25.2 = u + 4.2v (2)
(1)(2) —> u = 0,1 và v = 0,05
Kết thúc đoạn 2 lượng kết tủa bao gồm:
nBaSO4 max = 3v = 0,15
nAl(OH)3 = (6v – u)/3 = 1/15
—> m = 40,15