Lần sau không cần viết dấu ba chấm trả lời nhé bạn!
______________________________________
1/
"(1) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. (2) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (3) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. (4) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím."
(Vân Long)
(1): nối trạng ngữ với các thành phần chính trong câu
(2): nối các vế trong câu ghép với nhau
(4): nối chủ ngữ với vị ngữ
2/
"Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà."
(Phạm Đức)
1.
- Phép liên kết:
+ phép lặp ( cây rơm)
+ phép thế ( nó _ cây rơm)
+ liên tưởng ( cây rơm_ cây nấm khổng lồ)
+ phép nối ( vẫn, và, của,..)
- BPNT:
+ so sánh ( cây rơm như một cây nấm khổng lồ)
+ nhân hóa ( cây rơm_ đứng, dâng)
+ đảo ngữ ( nồng nàn hương vị)
2. - Tác giả cảm nhận được cây rơm:
+ nồng nàn hương vị là bởi trong cây rơm luôn ủ đầy sự tinh túy của trời đất, một hương vị dịu êm thanh mát của cánh đồng thôn quê, một hương vị thân thuộc ăn sâu vào trong trí óc kỉ niệm của những người đất Việt.
+ sự ấm áp của quê nhà là vì có cây rơm là có nhà, có bà có mẹ, có những kỉ niệm thuở nhỏ cùng gia đình. Cây rơm chứa đựng sự vất vả, lao lụng của những bác nông dân, cây rơm chứa trong đó sự mộc mạc giản dị nhưng thật ấm áp của quê nhà, của tình thương nồng ấm từ mọi người.