Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Điện phân Al2O3 nóng chảy. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Số chất có cấu tạo C8H10O là dẫn xuất benzen không tác dụng Natri là: A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Số gam muối thu được trong dung dịch X là A. 16,4. B. 14,2. C. 12,0. D. 11,1.
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (b) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom. (c) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ. (d) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol. (e) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng. (g) Dung dịch fructozơ và saccarozơ đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Cho sơ đồ sau: Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. K[Cr(OH)4] (KCrO2.2H2O), K2CrO4, CrSO4. B. K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2(SO4)3. C. K2Cr2O7, K2CrO4, Cr2(SO4)3. D. K[Cr(OH)4] (KCrO2.2H2O), K2Cr2O7, Cr2(SO4)3.
Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Thí nghiệm nào sau đây ứng với đồ thị trên? A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2. B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Al(NO3)3. C. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH. D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đốt dây sắt trong khí clo. (b) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). (c) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư). (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. (e) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Hỗn hợp A chứa một axit RCOOH (X), một ancol 2 chức R’(OH)2 (Y) và một este hai chức (R”COO)2R’ (Z), biết X, Y, Z đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol A cần 10,752 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Nếu cho 0,09 mol A tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 4 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác, 14,82 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol duy nhất là etylen glycol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12,15. B. 16,15. C. 13,21. D. 9,82.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước thu được 3,024 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch CuSO4 dư, kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch có khối lượng giảm đi 1,38 gam. Cho từ từ 55 ml dung dịch HCl 2M vào Y thu được 5,46 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,20. B. 7,21. C. 8,58. D. 8,74.
Cho 12,55 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19:1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO 3-) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,37 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng dung dịch NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 46,2 %. B. 40,63 %. C. 20,3 %. D. 12,19 % Tas.onglao trả lời 14.04.2018 Bình luận(0)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến