Khổ thơ thứ ba của bài Quê hương đã để lại trong ta muôn vàn xúc cảm. Sau một ngày đi săn lênh đênh vô định trên biển khơi, ngày mới đến với bao niềm vui. Dấu hiệu đầu tiên đó chính là sự ồn ào nơi bến đỗ. Từ láy "ồn ào" giúp ta hiểu được sự chờ mong của người dân làng với đoàn thuyền đánh cá. Quả thực, ai nấy đều vui mừng, đều náo nức và hạnh phúc mê say: "tấp nập đón ghe về". Còn gì vui sướng hơn một chiếc ghe đầy cá, còn gì hạnh phúc hơn khi cuộc sống của họ được ấm no. Sự tha thiết, tình cảm mến yêu của họ với trời cao chính là biểu lộ trực tiếp của lòng biết ơn. Chỉ khi biển lặng thì con người lao động mới có thể sống hạnh phúc, sống no đủ. Với họ 'cá đầy ghe" là một niềm hạnh phúc. Nhìn "Những con cá tươi ngon thân bạc trắng" mà ta như mường tượng về đôi mắt, nụ cười ngập tràn niềm vui của con người lao động. Sau bao mệt nhọc, họ đạt được thành quả lớn, và khó nhọc dường như tan chảy theo làn nước biển mặn mà. Tình yêu của nhà thơ được thể hiện chính qua sự trân trọng với thành quả lao động ngày đêm của người dân chài, qua sự yêu mến và quý trọng với những chú cá tươi ngon!