-Văn hóa Lý–Trần là một trong những giai đoạn phát triển đỉnh cao trong lịch sử văn hóa của Việt Nam. Về nhiều mặt thì văn hóa thời Lý–Trần là nền tảng khởi đầu mang tính định hình thực sự cho văn hóa truyền thống của Việt Nam thời tự chủ sau cả ngàn năm Bắc thuộc và là hình mẫu để các triều đại quân chủ Việt Nam sau này lấy để soi chiếu, sửa đổi về giáo dục, khoa cử, tôn giáo tín ngưỡng, chính trị, quân sự, văn học nghệ thuật,...
-Một đặc điểm của văn hóa thời Lý–Trần là tinh thần khai phóng, khoan hòa, cởi mở, ý thức dân tộc và dân chủ phát triển ở một tầm cao hơn hẳn các thời đại trước đó trong lịch sử Việt Nam. Nho giáo thời Lý–Trần dần tăng ảnh hưởng của nó trong xã hội nhưng vẫn chưa đủ sức để giành vị thế độc tôn như từ thời Lê sơ trở đi.
-Nhà Hồ không tôn sùng đạo Phật như trước mà tôn trọng Nho giáo hơn. Năm 1396, theo lời Hồ Quý Ly, vua Trần Thuận Tông đã xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ (Tăng đường đầu mục), tri cung, tri quán, tri tự, còn lại thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.
xin hay nhất ạ 😄