Qua các văn bản " Nhớ rừng " và " Ông đồ ", tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện một cách mãnh liệt hơn bao giờ hết.Thứ nhất, ở văn bản " Nhớ rừng ", tác giả đã mượn hình ảnh con hổ - môht vị chúa sơn lâm để làm hình tượng biểu trưng cho dân tộc, đất nước Việt Nam ta. Vậy có ai biết lí do vì sao lại mượn hình ảnh con hổ mà không nói trực tiếp về người Việt Nam hay lấy hình ảnh của các con khác hay không? Vì ngày xưa, thời đó thì đất nước ta đang bị đế quốc Pháp xâm lược cho nên không thể ói trực tiếp về vấn đề đó, nếu nói trực tiếp thì tác phẩm đó của nhà văn sẽ không được phát hành và mượn hình ảnh con hổ vì ngày xưa, nước Việt Nam ta được xem là một nước mạnh nhất ở Đông Nam Á với văn hóa chống giặc ngoại xâm thật anh dũng. Chỉ bấy nhiêu thôi, chưa xét đến nội dung bài thì ta cũng đủ thấy tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết đến nhường nào rồi đúng không? Thứ hai, ở văn bản " Ông đồ " là đang nói vè sự tiếc nuối những nét truyền thống văn hóa xưa của nhân dân ta đang bị mai một dần đi. Qua cả hai văn bản, tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã được thể hiện vô cùng rõ ràng, sâu sắc và chân thực.
_ Câu nghi vấn:
- Chỉ bấy nhiêu thôi, chưa xét đến nội dung bài thì ta cũng đủ thấy tinh thần yêu nước nồng nàn, tha thiết đến nhường nào rồi đúng không?
- Vậy có ai biết lí do vì sao lại mượn hình ảnh con hổ mà không nói trực tiếp về người Việt Nam hay lấy hình ảnh của các con khác hay không?