$\textit{1)}$
⇒ Đoạn văn trên trích từ văn bản : $\text{Tiếng nói của văn nghệ.}$
⇒ Tác giả : $\text{Nguyễn Đình Thi.}$
$\text{*}$ Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Đình Thi :
$\text{+}$ Sinh năm 1924 và mất năm 2003.
$\text{+}$ Ông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
$\text{+}$ Là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, ngoài ra ông còn là một nhạc sĩ.
$\textit{2)}$
⇒ Nội dung của đoạn văn trên : Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là cảm hóa, thay đổi tâm hồn con người, tương ứng với 3 chức năng chính của văn học ( nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ ).
$\textit{3)}$
⇒ Câu ghép có trong đoạn văn trên :
" Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. "
$\text{+}$ Chủ ngữ 1 : Nghệ thuật.
$\text{+}$ Vị ngữ 1 : Không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi.
$\text{+}$ Chủ ngữ 2 : Nghệ thuật.
$\text{+}$ Vị ngữ 2 : Vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.
" Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. "
$\text{+}$ Chủ ngữ 1 : Nghệ thuật.
$\text{+}$ Vị ngữ 1 : Mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn.
$\text{+}$ Chủ ngữ 2 : Tai mắt.
$\text{+}$ Vị ngữ 2 : Biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
" Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. "
$\text{+}$ Chủ ngữ 1 : Nghệ thuật.
$\text{+}$ Vị ngữ 1 : Giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình.
$\text{+}$ Chủ ngữ 2 : Nghệ thuật.
$\text{+}$ Vị ngữ 2 : Xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.