“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
b,
- Tên tác phẩm: Bếp lửa
- Tên tác giả: Bằng Việt
c,
Từ “Nhóm” trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa tả thực: “Nhóm” là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than,... để tạo thành bếp lửa trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.
- Nghĩa ẩn dụ: “Nhóm” là khơi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.
* Phép tu từ:
- Điệp từ “Nhóm”: nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm.
- Từ việc nhóm bếp người bà khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.
d,
Đây là một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
- Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi vợi mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.
- “Bếp lửa” là biểu tượng giàu ý nghĩa: Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn...
- “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc... ® góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề bài thơ.