Câu 1:
Lời nhận xét viết về bài thơ Nhớ rừng. Tác giả là Thế Lữ.
Câu 2:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Câu 3:
“Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!" thuộc kiểu câu cảm thán. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc, nỗi nhớ rừng tha thiết, mãnh liệt của chúa sơn lâm. Đồng thời còn thể hiện khao khát tự do cháy bỏng một cuộc sống chân thật, cuộc sống của chính mình trong xứ sở của chính mình cũng như khát vọng một cuộc sống tự do của chú hổ.
Câu 4:
Nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy là bởi vì nó cũng nói lên tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng khi bị giam cầm, nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối và bùng lên niềm khát khao tự do mãnh liệt.
Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
~CHÚC BẠN HỌC TỐT <3~