Câu 1:
-Đoạn thơ trên trích trong văn bản: Nhớ Rừng-Thế lữ
* GT VỀ TÁC GIẢ:
- Thế Lữ(1907-1989), tên thật là Nguyễn Đình Lễ sau đổi thành Nguyễn Thứ Lễ
- Quê ở Bắc Ninh
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
-Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật (năm 2000)
*gt về tác phẩm:
a) Xuất xứ:
- Văn bản ra đời năm 1934, trích trong tập"Mấy Vần Thơ"-1935
-thể loại: thơ 8 chữ
b) phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2:
" Gậm " là Động từ
" Khối căn hờn " là Danh tính từ
*Cách hiểu của em về từ:
+" Gậm ": diễn tả cách dùng răng, miệng mà gặm, mà cắn dần từng chút một cách chậm rãi, kiên trì
+" Khối căm hờn ": cảm xúc hờn ghét, tức giận kết đọng thành một khối lớn, đè nặng nhức nhối lên tâm trạng
⇒ Tác dụng: diễn tả sự bộc phát sức mạnh của con hổ và tâm trạng ngao ngán, nỗi uất ức bị cô đọng không thể giãi bày
Câu 3:
Xét về mặt ý nghĩa ta không thể thay từ: "gậm" bằng từ "ngậm"
"khối" bằng từ "nỗi"
Câu 4:
- Tư thế “ nằm dài trông ngày tháng dần qua" nói lên tình thế bất lực, sự ngao ngán và buông xuôi của con hổ khi bị giam trong cũi sắt
Câu 5:
Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ của tác giả trong đoạn thơ : diễn tả một tâm trạng uất ức, buồn tủi của một vị chúa sơn lâm khi "sa cơ lỡ bước"
Câu 6:
Dụng ý nghệ thuật: nói lên sự đau khổ của những người dân trong xã hội xưa kia khi phải chứng kiến cảnh đất nước bị nô lệ mà không thể đứng lên để bảo vệ cho đất nước, dân tộc . Chỉ có thể bộc lộ niềm uất ức, ai oán trong nỗi câm lặng. Qua đây, tác giả đã bộc lộ được tình yêu nước thầm kín của mình và của những người dân mất nước thuở ấy.