1. Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra còn có đá vôi ở khu vực Hà Tiên, Kiên Lương (Kiêng Giang); đá Andezit, granit (An Giang),…
2. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt.
Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển.