Ngày nay, xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là bao sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bộn bề, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí, làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy, con người hầu như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo, phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì là tuyệt đối bởi vậy bên cạnh ấy cũng đang có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.
Một nhà văn Nga đã từng nói :"Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu :"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"- bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua, có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng chúng ta không thể chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.
Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người. Sống vị tha dường như trở thành bản chất của loài người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta- những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời- không cố mà phát huy những nét đẹp ấy của cha ông.
Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn còn nghèo, dân ta còn đói khổ, không bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", bên cạnh những tòa nhà cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đủ đầy tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây tren đường phố hay trên những bãi biển. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và chia sẻ.
Vậy đồng cảm và chia sẻ là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim của con người. nhưng làm sao để có thể hiểu được từng nhịp đập của trái tim, bởi thế cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông những với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của những người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự chia sẻ, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có cùng chung một "biên giới" đó đã thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị của bạn trong mắt mọi người sẽ cao hơn hơn nữa nó càng xiết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.
Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh còn đôi khi đã phân hóa, tạo ra những con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy, rút ngắn cái khoảng cách giàu- nghèo ấy bằng tình thương, lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.
Từ lâu, tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành một nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho những trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.
Xoáy theo vòng quay cua sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người còn lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy mà phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá vài chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả đũa" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu tràn bờ đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến cho nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi quá đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tin của nhân dân trong cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó đã phần nào xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ đã ra đi vĩnh viễn.
Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, mặt trận tổ quốc việt nam- một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo"- để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khắn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của nhiều cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo đến những cụ già đã về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt Kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xay dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đát nước.
Ngoài ra, sự đồng cảm và chia sẻ còn được thể hiện ở sự cưu mang và dạy dỗ các em nhỏ đường phố, các em có hoàn cảnh khó khắn phải bỏ học để đi làm kiếm tiền. Không cần phải nói đâu xa, mới đây thôi các em trẻ khuyết tật ở Quảng Ngãi cũng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người khắp nước, đặc biejt là các doanh nân trong miền nam hay những người con của tinh đi làm ăn xa.
Thực ra mà nói, nếu ta không dang tay ra giúp thì cũng chẳng ai dám chỉ mặt, gạch tên nhưng từ trái tim củ một con người, nếu ta không làm thế thì liệu ta có xứng đáng với hai chữ làm người không, rồi đây lương tâm của họ sẽ ra sao ? Có cắn rứt và khó chịu? Sống trong tập thể, cộng đồng con người cần con người để nương tựa vào nhau mà sống và phát triển. Hãy luôn biết lắng nghe và đồng cảm, chỉ như thế ta mới có được niềm vui và giúp ta sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Nhiều người quan niệm chắc gì nững đồng tiền quyên góp, ủng hộ, cứu trợ kia đến được với những nạn nhân vì thế mà khối người chỉ có đồng cảm mà không dùng hiện vật bày tỏ, như thế cũng trở nên vô nghĩa vì dẫu sao tình cũng chỉ là tình, nó chỉ giúp họ củng cố, trấn an được tinh thần mà thôi còn tiền mới giúp họ vượt qua được khó khăn thực sự. Việc tiền quyên góp đôi khi không đến được tay người cần là không phải không có bởi bên cạnh những tấm lòng nhân ái thì cũng có nhiều kẻ miệng nam mô mà bụng chứa một bồ dao găm, lợi dụng vào việc quyên góp để bỏ túi riêng, miệng lúc nào cũng hô hào, kêu gọi người này góp sức, người kia góp của mà mình thì không chịu góp một đồng xu nào, nhưng dù sao đó cũng chỉ là số ít vì ở xã hội này số người tốt còn nhiều hơn số kẻ xấu nhiều nên xét đến cùng, đồng cảm và sẻ chia vẫn phải luôn đi đôi với nhau, dù muốn hay không cũng không thể tách rời, cũng như học phải đi đôi với hành động, không nên chỉ đồng cảm trên "lí thuyết" suông mà phải "hành động" để thực hành cái lí thusyết ấy.
Đồng cảm và sẻ chia- hai nét đẹp trong truyền thống của người Việt, nó đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho con người đến với nhau. Nó không yêu cầu ở hành động phải đúng tuổi, hay phải có địa vị cao sang quyền quý mà nó dành cho tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ gái trai cũng như không phân biệt kẻ giàu người nghèo, bởi đã là con người thì ai chả có tình người, tình thương đối với đồng loại.
Chúng ta, khi còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường dù không làm được gì để kiếm ra số tiền lớn nhưng nếu là người có tâm thì ta vẫn có thể thể hiện tinh thần tương thân tương ái của mình một cách dễ dàng, ví như mỗi vuổi sáng ta có thể rút bớt một phần ba số tiền ăn sáng của mình, dành dụm để có thể mua một ít sách vở tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn để có thể giúp họ vượt qua được một chút vất vả. Đối với ta số tiền ấy có thể không là bao nhưng đối với người nhận thì đó là một món quà vô cùng lớn, thậm chí là vô giá bởi nó được tạo lên từ tình thương của người trao. Và quy luật trao và nhận là thế ấy, trao đi một chút nhưng bù lại ta nhận được cả vạn tình thương yêu. Nhưng hãy nhớ là mình làm việc đó với tất cả tình thương của một con người, làm theo sự mách bảo của con tim của một con người chứ đừng làm theo kiểu bố thí, ban phát lòng thương hại vì nếu như thế thì còn vô liêm sỉ và xấu xa hơn kẻ thờ ơ, vô cảm trước cảnh đời khốn khổ của người khác. Nhưng,không phải sự đồng cảm và sẻ chia chỉ dừng lại ở đó, tiền bạc đôi lúc cũng không giải quyết được vấn đề nhất là kh người ta có chuyện rắc rối về tình cảm hay tinh thần của họ đang trong trạng thái buồn khổ. Hãy lắng nghe sau đó mới đồng cảm và cuối cùng là hành động để sẻ chia. Đừng vì quá nôn nóng làm việc tốt mà làm hại chính mình. Đừng lúc nào cũng lấy tiền bạc để giải quyết vấn đề vì có khi làm họ tổn thương và cảm thấy bị xúc phạm. Đôi khi chỉ cần những lời khuyên nhủ thật lòng giúp họ xua tan đi bao buồn lo, làm nỗi buồn của họ vợi đi và niềm vui trong lòng mình tăng gấp đôi.
Tất cả những nghĩa cử cao đẹp ấy, xét về mặt vật chất tuy không phải là ít nhưng cũng không phải là nhiều bởi cuộc đời này còn biết bao cảnh đời lầm than khác, đang ngày đêm chịu những cảnh dày vò về thiếu thốn tiền bạc, tình cảm, đang sống len lỏi trong những ngóc ngách của cuộc đời mà ống kính của đài truyền hình, những nhà nhân đạo chưa rọi soi tới. Nhưng xét về mặt tinh thần thì giá trị của nó lớn lao vô cùng, đôi khi còn cao hơn cả giá trị của vật chất. Nó đã tạo động lực cho người nghèo tiến lên, thoát ra khỏi cảnh sống bần hàn vươn lên để làm lại cuộc đời, hơn nữa nó đã cứu vớt không biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh của những trẻ em nghèo, cơ nhỡ để xây dựng cho chúng những "ước mơ xanh" để bước vào một cuộc đời có đầy đủ ánh sáng hơn, thậm chí nó cũng đã vực dậy không biết bao con người tội lỗi vì túng quá làm liều.
Đồng cảm và sẻ chia chỉ là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam ta nhưng không có nó cuộc sống của con người sẽ trở nên nhạc nhẽo, vô vị, con người sẽ trử thành loài cầm thú và thậm chí có thể cấu xé lẫn nhau. Có nó cuộc sống của ta không những không có ý nghĩa mà còn phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cha ông, khơi dậy được lòng nhân ái, tình đoàn kết của dân tộc, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh mà nơi ấy tình thương nắm quyền cai trị.