1. Nông nghiệp:
a) Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp: phổ biến là đại điền trang và tiểu điền trang
- Chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ rất bất hợp lý nên một số quốc gia ở đây đã ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được vẫn còn hạn chế.
b) Các ngành nông nghiệp:
+ Trồng trọt: mang tính độc canh do bị lệ thuộc vào nước ngoài. Mỗi quốc gia trồng trọt vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu ( chuối, cà phê,...). Nhiều nước phải nhập lương thực.
+ Chăn nuôi: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay.
- Ngành đánh cá biển phát triển mạnh ở Pê-ru.
2. Công nghiệp:
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu.
- Một số nước công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển nhât khu vực là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
- Các khu vực An-đet và eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước vùng biển Ca-ri-bê: chủ yếu là sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
3. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn:
- Là lá phổi của thế giới.
- Là vùng dự trữ sinh học quý giá.
- Có nhiều tiềm năng đề phát triển kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải đường sông.
4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua (MERCOSUR):
- Được thành lập năm 1991.
- Các nước thành viên gồm: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay + Chi-lê, Bô-li-vi-a.
- Mục tiêu: Tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các nước khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
- Thành tựu: Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi ngoại thương đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.