* Tích cực:
- Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, một số sĩ phu quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách canh tân đất nước. Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó đó.
* Kết quả: Tuy nhiên các đề nghị cải cách không trở thành hiện thực.
* Hạn chế:
- Về chủ quan: Những đề nghị cải cách trên còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa thành hệ thống. Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Về khách quan: Do triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luôn luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Lực lượng duy tân không được triều đình trọng dụng. Họ không phải là người nắm quyền lãnh đạo một số cải cách là các giáo dân.
- Thiếu sự tin tưởng của nhân dân, thiếu cơ sở kinh tế xã hội thực tiễn đễ thực hiện.
* Ý nghĩa:
- Dù không thực hiện được nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ 19 đã gây ra một tiếng vang lớn trong tư tưởng bảo thủ lỗi thời của triều đình phong kiến. Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời.
- Tư tưởng cải cách này đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào ở Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Chúc bạn học tốt. Xin 5 sao và CTLHN.