Dẫn 10 lit hỗn hợp A chứa N2 và CO2 (đktc) đi qua dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10 gam kết tủa. Phần trăm thể tích khí N2 nhỏ nhất trong hỗn hợp A là : A. 22,4%. B. 77,6%. C. 67,2%. D. 32,8%.
Phản ứng nào sau đây phù hợp với hình vẽ thí nghiệm? A. Ca(OH)2 (rắn) + 2NH4Cl (rắn) → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O. B. 2KClO3 (rắn) → 2KCl + 3O2↑ C. 2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑ D. Fe (rắn) + 2HCl (dd) → FeCl2 + H2↑
Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,07. Cho 1/2 dung dịch X vào NaOH dư thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 4,5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là? A. 8,79 B. 8,625 C. 6,865 D. 6,645
Đốt cháy hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm axit CnH2n+1COOH và rượu CmH2m+1OH (có số cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 15,2 gam hỗn hợp X như trên với hiệu suất 90% thu được x gam este. Tính x Hanhls trả lời 14.06.2017 Bình luận(0)
Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối hơi so với He là 10,125. Cô cạn Y đem nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 56,6 gam. Mặt khác, cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với A. 10% B. 13% C. 15% D. 16% Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong Y có giá trị gần nhất với A. 6%. B. 13%. C. 8%. D. 4%.
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở có công thức CnHmN5O6 và hợp chất Y có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 0,09 mol E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,21 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch chứa ancol Z, a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được chất hữu cơ T (tỉ khối của Z so với T là 0,62162). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Kết luận nào sau đây đúng? A. Tỉ lệ a : b = 3 : 4. B. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2. C. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 13,592%. D. Giá trị của a và b lần lượt là 0,12 và 0,09.
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thu được dung dịch X có khối lượng giảm 16,85 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho thanh Mg vào X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,584 lít khí H2 (đktc), đồng thời khối Mg giảm 1,44 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào Mg). Cho các phát biểu sau: (a) Giá trị của m là 44,47. (b) Nếu t = 9650 giây thì ở catot bắt đầu có khí thoát ra. (c) Dung dịch X tác dụng được tối đa với 440 ml dung dịch NaOH 1M. (d) Nếu t = 9843 giây thì tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực là 0,1475 mol. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là A. 28,50. B. 44,40. C. 30,50. D. 34,68.
Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với H2 dư/Ni ở nhiệt độ cao, thu được isopentan. Mặt khác, X tác dụng với AgNO3/NH3, thu được kết tủa. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian, thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là A. 3,124. B. 2,648. C. 2,700. D. 3,280.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến