Câu 2:
* Nội dung của cuộc cải cách Duy Tân ở Việt Nam:
- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý, Nam Định.
- Đình Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Năm 1872 Viện Thương bạc xin mở cửa biển ở miền Bắc và miền Nam để thông thương với bên ngoài
- Tiêu biểu nhất từ năm 1863 → 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 Bản Điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quản trị, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục, ...
- Ngoài ra năm 1877 và 1872, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai bản '' Thời vụ sách '' lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 3:
* Nguyên nhân thất bại của các đề nghị cải cách:
- Về chủ quan: Những đề nghị cải cách trên còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa thành hệ thống. Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa đụng chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Về khách quan: Do triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luôn luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến
- Lực lượng duy tân không được triều đình trọng dụng. Họ không phải là người nắm quyền lãnh đạo một số cải cách là các giáo dân.
- Thiếu sự tin tưởng của nhân dân, thiếu cơ sở kinh tế xã hội thực tiễn đễ thực hiện.
Câu 4:
* Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế đối với nước ta là:
- Về nông nghiệp: + Thực dân Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, Ở Bắc Kì chi tính năm 1902 đã có 182000 ha ruộng đất bị Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm 1/4 diện tich cày cấy ở Nam Bộ.
+ Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo phát canh thu tộ theo kiểu địa chủ Việt Nam.
- Trong công nghiệp: + Chúng tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912, sản lượng kinh tế thanh đá tăng gấp 2 lần so với năm 1903. Chỉ trong năm 1911, Pháp dã khai thác hàn vạn tấn quặng kẽm, hằng trăm tấn thiếp, đồng, hằng trăm kilogam vàng bạc.
+ Chúng còn phát triển một só ngành công nghiệp nhẹ như xi măng, điện nước, ... đã đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.
- Về giao thông vận tải: Chúng xây dựng hệ thống GTVT đường bộ, Đường sắt đén nơi hẻo lánh nhằm tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh.
- Về thị trường: Pháp tìm cách độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Pháp.
- Trong tài chính: Đề ra các thuế mới, bên cạnh thuế cũ nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, ...
* Mục đích: Vơ vét, bóc lột để phục vụ cho tư bản Pháp.
Câu 5: * Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thục dân Pháp đã thi hành những chính sách về vắn hóa giáo dục là:
- Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của phong kiến, song một số kỳ thi có thêm môn tiếng Pháp. Về sau Pháp đã bắt đầu mở trường học mới để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các quan chức thực dân và đào tạo lớp người bản sứ làm tay sai cho thực dân Pháp, đồng thời Pháp mở thêm một số cơ sở văn hóa y tế. Hệ thống giáo dục được chia làm 3 bậc: Ấu học, tiểu học và trung học.
* Nhũng chính sách ấy không phải đê khai hóa văn minh cho người Việt Nam vì thực dân Pháp muốn đào tạo một lớp người tay sai bản xứ, thực hiệu âm mưu ''dùng người Việt trị người Việt''. Chúng kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cái trị. Vì vậy đây là chính sách ngu dân chứ không phải là đi khai hóa văn minh cho người Việt Nam
Câu 6:
- Giai cấp địa chủ:
+ Nghề nghiệp: kinh doanh ruộng đất.
+ Thái độ: đầu hàng làm tay sai cho thục dân Pháp nhưng một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân:
+ Làm ruộng, đồng thuê.
+ Thái độ: là lực lượng cách mạng đông đảo, có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn sàng đấu tranh do bất kỳ cá nhân, tổ chức, giai cấp nhằm mục tiêu ấm no, hạnh phúc.
- Tầng lớp tư sản:
+ Nghề nghiệp: Kinh doanh công thuong nghiệp: chủ thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưỡng thủ công, ...
+ Thái độ: Chưa dám tham gia hoạt động hưởng ứng hay tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản:
+ Nghề nghiệp: Làm công ăn lương, buôn bán. Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức nhà nước, nhà giáo.
+ Thái độ: Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước vào đầu thế kỷ XX.
- Giai cấp công nhân:
+ Nghề nghiệp: Làm công ăn lương trong các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền
+ Thái độ: Sớm có tinh thần dân đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện đời sống làm việc và sinh hoạt.
Câu 7:
* Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan lại được chứng kiến hàng loạt phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX diễn ra liên tiếp sôi nổi nhưng thất bại vì thiếu một đường lối và tổ chức lãnh đạo. Lại rất khâm phục tinh thần đấu tranh của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Lại được chứng kiến sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, từ đó hun đúc cho Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
* Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Tát Thành là:
- Hướng đi: Sang phương Tây trung tâm của nền văn minh của thế giới, quê hương của các cuộc cách mạng nổi tiếng trong lịch sử để tìm hiểu xem họ làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào.
- Cách đi: thâm nhập vào các tầng lớp giai cấp thấp nhất trong xã hội.
- Mục đích: Muốn giải phóng đất nước đưa đât nước đi lên XHCN
- Nhiệm vụ: Chống đế Quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
- Lục lượng tham gia: Công nông là lực lượng chủ yếu của cách mạng. Ngoài ra còn phải tranh thủ các lực lượng khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ.
- Lãnh đạo: đảng của giai cấp vô sản.
Chúc bạn học tốt. Xin 5 sao và CTLHN. Xi lỗi vì ko biết làm câu 1.