câu 1:
- Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm : -Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862 -Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874. -Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.
câu 2:
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).
- Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
câu 3;
- khởi nghĩa Ba Đình cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ /12/1886 -/1/1887/, khi giặc pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh hùng cầm cự suốt 34 ngày đêm , đẩy lùi nhiều đợt tấn công của giặc . chỉ huy cứ điểm là Phạm Bành và Đinh Công Tráng .
- khởi nghĩa bãi sậy ngay từ năm 1883 ở vùng bãy sậy ( hưng yên ) đã diễn ra các hoạt động của nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế .
+ Năm 1885 Hưởng ứng của chiếu cần cần vương hàm nghi ,phong trào kháng pháp ở đây lại bùng lên mạnh mẽ . người đứng đầu khởi nghĩ là Nguyễn Thiện Thuật .
- khởi nghĩa hương khê lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa là phan đình phùng , ông từng làm quan triều đình huế , tuy vậy ,năm 1885 ông vẫn hưởng ứng lời kêu gọi của vua hàm nghi và tôn thất thuyết ,đứng ra mộ khởi nghĩa và trở thành thủ lĩnh có uy tín trong phong trào cần vương ở nghệ -tĩnh .
+ bên cạnh phan đình phùng còn có nhiều tướng lĩnh tài ba khác ,tiêu biểu là cao thắng .
câu 4:
- khởi nghĩa yên thế tình hình kinh tế sa sút dưới thời nguyễn đã điều khiển cho nhiều nông dân vùng đồng bằng bắc kì buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm nơi khác sinh sống . một số đã lên yên thế . giữa thế kỉ XIX, họ bắt đầu lập làng , tổ chức sản xuất .
+ trong giai đoạn 1: 1884-1892 .
- nhiều toán quân hoạt động riêng rẽ ở yên thế , chưa có sự chỉ huy thống nhất . thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là đề nắm .
+ giai đoạn 2: 1893-1908 .
- là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu , vừa xây dựng cơ sở . nhận thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch , Đề thám phải cách giảng hòa với pháp .
+ giai đoạn 3: 1909-1913.
- sau vụ đầu độc lính pháp ở hà nội , phát hiện thấy có sự dính líu của đề thám ,thực dân pháp đã tập trung pháp đã tập trung lực lượng , mở tấn công quy mô vào yên thế . trải qua nhiều trận càn quét liên tiếp của địch lực lượng nghĩa quân hao mon dần . đến 10/02/1913 ,khi thủ lĩnh đề thám bị sát hại , phong trào tan rã .
câu 5:
+ Kinh tế:
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.
+ Chính trị:
- Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.
+ Xã hội:
- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.
- Đất nước đang ở trong tình trạng nguy khốn.
- Muốn nước nhà giàu mạnh để chống lại sự xâm lược của kẻ thù.
- Vì lòng yêu nước, thương dân.
- Các sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị cải cách, yêu cầu đổi mới nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa.
- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế: xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
- Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
- Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
- Nguyễn Lộ Trạch: dân hai bản "Thời vụ sách", đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
- Kết cục: triều đình Huế không chấp nhận và từ chối mọi cải cách.
- Nguyên nhân:
- Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.
- Ý nghĩa:
- Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ đang cản bước tiến của dân tộc. Đồng thời phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt hiểu biết, thức thời.
- Góp phần vào sự chuẩn bị cho phong trào duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
câu 6:
- Nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.