Câu 1. (3.0 điểm)
Bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh có đoạn:
Toàn gia đình kính thương!
Hôm nay con ngồi đây bên vài dòng chữ cuối cùng khi
đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất" thì gia đình khỏi
thấy đó là điều đột ngột. Mẹ kính mến! Lớn lên trong tay mę
từ khi còn trứng nước, chưa đền đáp được công ơn to lớn
đó thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư
này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm, lòng mang nặng đẻ đau,
giọt máu đào hơn ao nước lã...Con của mẹ đã đi xa để lại
cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ đã khổ
nhiều, nay bao kỳ vọng nuôi con khôn lớn, song vì đất nước
có chiến tranh thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ, hãy
sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm
tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ
đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Bố con
đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc, nay con đã đến
ngày khôn lớn thì... Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã
sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau...
со
(Trích Bức thư gửi từ lòng
đất, Quảng Trị 11/09/1972)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong
câu: Hôm nay con ngồi đây bên vài dòng chữ cuối cùng khi
đã “đi nghiên cứu bi mật trong lòng đất" thì gia đình khỏi
thấy đó là điều đột ngột.
c. "Bố con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc,
nay con đã đến ngày khôn lớn thì...", nêu tác dụng của dấu
chấm lửng trong câu trên.
d. Từ ý câu văn “con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai
sau", em cảm nhận được vẻ đẹp gì của thế hệ trẻ Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ? (Trình bày từ 3 đến 5 câu).