Môn Tiếng Việt - 14 Bài 1 : Viết các danh từ riêng sau cho đúng chính tả Lu I pa-xtơ , Trường sơn, Nguyễn thị hoa, Thiên an môn, An-Pơ , Tây ban nha, lê Lợi, Ngũ hành Sơn. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 2 : a) Từ loại là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: A - Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ. B - Là các loại từ trong Tiếng Việt. C - Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như DT-ĐT- TT) a) Gạch chân dưới DT-ĐT-TT trong đoạn văn sau: Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, …....... nở nụ cười tươi đỏ. Bài 3 : Đặt câu có: a) Từ “của” là danh từ. …………………………………………………………… b) Từ “của” là quan hệ từ…………………………………………………………… c) Từ “hay” là tính từ……………………………………………………………… d) Từ “hay”là quan hệ từ. …………………………………………………………… Bài 4 : Tìm CN – VN trong các câu sau - Tuy làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa. - Mặc dù khuôn mặt của bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt.ấy hình như vẫn còn tươi trẻ. Môn Tiếng Việt - 15 Bài 1 : Chọn từ “phúc hậu” hay “phúc đức” điền vào chỗ chấm cho phù hợp. a) Chị ấy có khuôn mặt rất ………………………………….… b) Anh ấy vừa qua một trận ốm thập tử nhất sinh, ai cũng bảo ……..……... lắm mới qua khỏi. c) Bà tôi thường bảo người ta phải ăn ở tử tế để ……………..… lại cho con cháu. d) Đó là một người rất …………………………….. Bài 2 : Chia các từ sau thành 2 nhóm : Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. Sung sướng, bất hạnh, may mắn, khốn khổ, cơ cực, cực khổ , toại nguyện, vô phúc, tốt phúc, vui lòng, mừng vui, tốt lành. Nhóm ĐN………………………………………………………………………………… Nhóm TN………………………………………………………………………………… Bài 3 : Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành mỗi tục ngữ sau : - Ở …………………….... gặp lành. - Thương ……………….... như thể thương thân. - Cây ……………………….. không sợ chết đứng. - Tốt …………………….. hơn tốt nước sơn. - Tốt …………………….. hơn lành áo. - Đói cho …………………………... , rách cho thơm. Bài 4 : Tìm CN- VN trong các câu sau : - Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi . - Quanh hồ, những cây cổ thụ xòe tán rộng soi bóng xuống mặt nước trong xanh.

Các câu hỏi liên quan

Môn Tiếng Việt - 11 Bài 1: Dùng đại từ xưng hô điền vào chỗ chấm để thay thế cho DT,cụm DT bị lặp lại (từ gạch chân) trong đoạn sau : Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung – tên sứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung………… mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết. Hoài Văn trói Sài Thung………… lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung………… và quát lớn: - Sài Thung………… có còn dám đánh người người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam………… bé nhỏ ! Bài 2 : Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Chỉ ba tháng sau ……….... siêng năng, cần cù ,cậu vượt lên đứng đầu lớp. b) Ông tôi đã già …………... không một ngày nào ông quên ra vườn . c) Tấm rất chăm chỉ ………….. Cám thì lười biếng. d) Mình cầm lái ………. cậu cầm lái. e) Mây tan ……….... mưa tạnh dần . Bài 3 : Tìm CN-VN trong các câu sau: - Mấy bông hoa mướp vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mượt. - Thoang thoảng đâu đây, mùi hoa thiên lý lan tỏa dịu dàng . Môn Tiếng Việt - 12 Bài 1 : Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng: a) Cây bị đổ nên …………….gió thối mạnh. b) Trời mưa và ………………….đường trơn . c) Bố em sễ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì …………………….em học giỏi . d) Tuy …………..nhà ở xa nhưng ……………….bạn Nam thường đi học muộn . Bài 2 : Tìm quan hệ từ và cặp quan hệ từ ( nếu …thì ; với ,và,hoặc ,mà ,của,hay ) thích hợp điền vào chỗ chấm. a) Bố muốn con đến trường ……….. lòng hăng say ……... .niềm phấn khởi . b) Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm ……….... điếc ………….. vẫn thích đi học . c) Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn,trên những phố dài …………… các thị trấn đông đúc, đưới trời nắng gắt …………… trong tuyết rơi . d) ………… phong trào học tập ấy bị ngừng lại ………….… nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong sự dã man . Bài 3 : Viết tiếp vế câu vào chỗ chấm cho phù hợp với quan hệ từ a) Hoàng về nhà và…………………………………………………………………… b) Hoàng về nhà nhưng……………………………………………………………….. c) Hoàng về nhà hoặc……………………………………………………………….. d) Hoàng về nhà rồi …………………………………………………………………. Bài 4 : Tìm CN-VN-TN trong các câu sau : a) Chiều chiều,trên bãi thả , đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . b) Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng bạn Lan vẫn học tốt. Bài 5: Sắp xếp các dòng sau để được một dàn ý cho bài văn tả người . - Bà ngoại bảy mươi tuổi. - Sáng nào bà cũng ra vườn chăm sóc cây. - Khi bố mẹ đi làm,chúng em đi học thì bà dọn dẹp nhà cửa. - Bà ngoại sống với gia đình em. - Tóc bà trắng như cước. - Bàn tay bà nhăn nheo,nổi những gân xanh. - Mắt bà rất tinh,luôn ánh lên niềm vui. - Trước khi đi ngủ,bà ôm em vào lòng và kể chuyện cổ tích cho em nghe - Răng bà đen như những hạt na. - Em mong bà khỏe mạnh để sống mãi với em. - Lưng bà đã hơi còng. - Bà em rất thích uống trà ướp hương nhài. - Cả nhà em đều yêu quý bà . Môn Tiếng Việt - 13 Bài 1 : Gạch chân dưới cặp quan hệ từ có trong mỗi câu sau : a) Lần sau hễ muốn mưa thì nhà ngươi cứ nghiến răng cho ta biết. b) Nhờ có sự thông minh của chú bé mà các chú công an đã tóm gọn được bọn trộm gỗ. c) Bà tôi tuy ở xa nhưng chuyện gì trong gia đình tôi bà đều biết rất rõ. Bài 2 : Chuyển những cặp câu sau đây thành câu ghép có dùng quan hệ từ. a) Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh. ……………………………………………………………………………………… b) Thỏ cắm cổ chạy miết. Nó vẫn không đuổi kịp Rùa. ……………………………………………………………………………………… c,Thỏ chủ quan,coi thường người khác. Thỏ đã thua Rùa. …………………………………………………………………………………………… d, Câu chuyện này hấp dẫn, thú vị. Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. …………………………………………………………………………………………… Bài 3: Tìm DT-ĐT-TT trong đoạn thơ sau: Nửa đêm nghe ếch học bài Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây. Nghe trời trở gió heo may, Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau. Câu 4 : Điền vào chỗ trống những từ ngữ ( thoa son, hai hột nhãn, trái dừa xiêm, mũm mĩm, phinh phính, chúm chím, bụ bẫm, mỏng, trắng hồng ) để có đoạn văn tả ngoại hình của em bé. Bé Cúc Phương trông rất ……………. dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Làn da bé …………..… , ……………. Nhìn bé, ai cũng muốn hôn lên đôi má …..........…. còn thơm mùi sữa mẹ. Đầu bé Cúc Phương thon thon nhỏ như ………….…… , tóc đen và xoăn. Đôi mắt to đen, tròn như ………..….. . Mũi bé hơi cao, cái miệng …...….. sao mà dễ thương. Đôi môi lúc nào cũng đỏ như ………………..… .Bàn tay, bàn chân của bé ………….… . Lúc bế bé Phương, em rất thích nắm tay của bé để bé vỗ vỗ vào má em.