Khử hoàn toàn 19,6 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO cần dùng 0,3 mol khí CO nung nóng, thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa a mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 8,08 gam chất rắn không tan. Giá trị của a là A. 0,38. B. 0,36. C. 0,32. D. 0,44.
Hỗn hợp X gồm HOCH2-R-CH2OH, HOCH2-R-COOH và HOOC-R-COOH (R là gốc hiđrocacbon no, mạch hở). Cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được m + 4,4 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 17,6 gam CO2. Gốc R là A. -CH2-. B. -(CH2)2-. C. -(CH2)4-. D. -(CH2)3-.
Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở đều có khối lượng phân tử 231 đvC. Thủy phân hoàn toàn 46,2 gam X, thu được hỗn hợp Y gồm glyxin, alanin và 14,04 gam valin. Nếu đun nóng 46,2 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 76,5. B. 53,4. C. 70,2. D. 66,6.
Hỗn hợp A chứ 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch B (chỉ chứa 1 muối). Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy Fe và Cu tan hết a. Cho biết B chứa chất gì? Nếu sau phản ứng kim loại thu được chỉ có Ag, với lượng Ag thu được bằng lượng lúc đầu trong hỗn hợp A. Giải thích viết phương trình b. Cho biết dung dịch B chứa chất gì? Nếu sản phẩm sau phản ứng kim loại thu được chỉ có Ag, với lượng Ag thu được nhiều hơn lúc đầu trong hỗn hợp A. Giải thích viết phương trình
Cho hỗn hợp gồm 2,34 gam Al và m gam Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,8M và AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl loãng, dư thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 23,88 gam rắn không tan. Giá trị của m là A. 8,12. B. 3,64. C. 5,88. D. 7,84.
Hỗn hợp X gồm glyxerol, axit glutamic và đipeptit Gly-Ala. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 92,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X cần dùng tối đa dung dịch chứa m gam NaOH. Giá trị của m là A. 12,8. B. 7,2. C. 6,4. D. 14,4.
Cho hỗn hợp Na và Al lấy dư vào 91,6 gam dung dịch H2SO4 21,4% thì thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị V là duochanoi trả lời 7 ngày trước Bình luận(0)
Nung nóng 45,06 gam hỗn hợp gồm Al, Cr, Cr2O3 trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được 1,512 lít khí H2 (đktc) và 14,43 gam rắn không tan. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 550 ml dung dịch HCl 2M (đun nóng). Biết rằng trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 60,5%. B. 75,0%. C. 72,5%. D. 67,5%.
Cho các nhận định sau (a) Đốt cháy amoniac bằng oxi có mặt Pt làm xúc tác thu được nitơ đơn chất. (b) Ở điều kiện thường, amoniac là chất khí không màu, tan tốt trong nước. (c) Amoniac dùng để điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa. (d) Dung dịch amoniac làm hồng dung dịch phenolphtalein. (e) Trong phòng thí nghiệm, thu khí amoniac bằng phương pháp dời nước. Số nhận định đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C3H7O2N và có đặc điểm sau: + Ở điều kiện thường, X là chất rắn và là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. + Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được muối và ancol. + Z tác dụng với dung dịch naOH dư, đun nóng thu được một khí nhẹ hơn không khí. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. H2NCH2CH2COOH, H2NCH2COOCH3, CH2=CHCOONH4. B. H2NCH2CH2COOH, H2NCH2COOCH3, CH3COONH3CH3. C. CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2COOCH3, CH2=CHCOONH4. D. CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2COOCH3, CH3CH2COONH4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến