22. Thế nào là đoạn văn ? A. Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản B. Diễn đạt một nội dung, chủ đề trọn vẹn C. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. D. Cả A,B,C 23. Nhận định nào không đúng khi nói về câu chủ đề ? A. Là một câu văn diễn đạt trọn vẹn một nội dung nào đó. B. Là câu văn mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn C. Là câu văn có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề sẽ được đề cập , thảo luận trong đoạn D. Là câu văn mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề sẽ được đề cập, thảo luận trong đoạn 24. Câu chủ đề của đoạn văn sau đã hợp lí chưa ? Những thời kỳ mà xã hội trải qua một cuộc thay đổi lớn đều là những thời kỳ có nhiều tác phẩm văn học ra đời, với một thế hệ tác giả - nhân chứng có xu hướng lấy chất liệu cuộc sống biến động làm đối tượng phản ánh , và tác phẩm của họ nhờ thẫm đẫm hơi thở thời đại đã dễ dàng đạt đến một trình độ cao. Sau lúc chế độ quân chủ tập trung, nhờ có sức ủng hộ của bọn thị dân, đã đánh bại được quy mô phong kiến, thì văn học cổ điển đã gây dựng nên một nền văn nghệ lẫy lừng, tốt đẹp át cả văn nghệ Trung cổ. Nếu không có phong trào cải cách kinh tế chính trị của giai tầng thị dân hồi thế kỉ XVIII thì văn học Âu châu quyết không thể chứa chan những sinh lực mới như ta nhận thấy trong tác phẩm của các nhà văn Pháp,Đức,... A. Câu chủ đề đủ ý B. Câu chủ đề quá chi tiết, dài dòng C. Câu chủ đề quá khái quát D. Câu chủ đề mơ hồ 25. Tìm câu chủ đề của đoạn văn sau ? Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương. Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty danh tiếng. Những văn phòng đại diện đứng chen nhau ở các đường phố trung tâm. Những khách du lịch nước ngoài đứng ngơ ngác ở các ngã tư , nga ba...Đó là những hình ảnh về một Hà Nội năng động , trẻ trung trong thời đổi mới. A. Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương. B. Những văn phòng đại diện đứng chen nhau ở các đường phố trung tâm. C. Đó là những hình ảnh về một Hà Nội năng động , trẻ trung trong thời đổi mới. D. Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty danh tiếng.

Các câu hỏi liên quan

13. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời. (1) B. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức. (2) C. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (3) D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 14. "Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn trên là: A. quan hệ nối tiếp B. quan hệ tương phản C. quan hệ nguyên nhân D. quan hệ lựa chọn 15. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một câu trả lời đúng. “… Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” (Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn lớp 8, tập 1) Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì ? A. Biểu cảm kết hợp tự sự. B. Miêu tả kết hợp biểu cảm. C. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. D. Tự sự kết hợp miêu tả. 16. Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai lệ? A. Chị Dậu run run. B. Chị Dậu vẫn thiết tha. C. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại. D. Chị Dậu nghiến hai hàm răng. 17. Qua sự miêu tả của nhà văn trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, giữa tên cai lệ và người nhà lí trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách? A. Cùng bất nhân, tàn ác. B. Cùng là nông dân. C. Cùng làm tay sai. D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu. 18. Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết. C. Truyện vừa. D. Bút kí. 19. Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được" nói lên thái độ gì của chị? A. Thái độ không chịu khuất phục. B. Thái độ bất cần. C. Thái độ kiêu căng. D. Thái độ nhẫn nhục. 20. Từ "lực điền" trong câu "Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất.." (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố) có nghĩa là A. người chuyên cày ruộng. B. người nông dân khỏe mạnh. C. người to béo, đẫy đà. D. người nông dân làm ruộng. 21. Tìm vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn sau ? Văn Cao là một tài hoa thiên bẩm, nhạc sĩ của nhiều bài hát làm rung động lòng người, những bài hát đã trở thành một phần trong tài sản tinh thần của biết bao thế hệ người Việt. Trong cuộc đời của một nghệ sĩ lớn như Văn Cao, về âm nhạc, ông sáng tác không nhiều. Nhưng phải công bằng mà nói rằng, những bản nhạc của Văn Cao là những viên ngọc quý hiếm, có lúc còn ẩn trong đá. Nhưng khi được khám phá, những bản nhạc của Văn Cao hiện diện như những hạt kim cương, lấp lánh sắc màu, có giá trị vượt không gian và thời gian trong vườn nhạc dân tộc. A. Câu đầu tiên của đoạn. B. Câu cuối cùng của đoạn C. Câu đầu và câu cuối của đoạn D. Không có câu chủ đề