*Xét tính trạng trội, lặn:
Xét phép lai 1: Thấp, dài chiếm 1/16 (6,25%) tổng số cây thu được (1) ⇒ Thấp, dài lặn so với cây cao, tròn
Qui ước gen: A-cao; a-thấp; B-tròn; b-dài
*Tìm kiểu gen của F1 và 3 cây I, II, III:
-Xét phép lai 1: Từ (1) suy ra đời F2 gồm 16 tổ hợp giao tử nên cây F1 và cây I khi giảm phân phải tạo ra 4 loại giao tử → cây F1 và cây I dị hợp về 2 cặp gen
⇒ Kiểu gen của cây F1 và cây I là AaBb (cao, tròn) x AaBb (cao, tròn)
-Xét phép lai 2: Thấp, dài chiếm 1/8 (12,5%) tổng số cây thu được ⇒ đời F2 gồm 8 tổ hợp giao tử nên cây F1 và cây II khi giảm phân, một cây phải tạo ra 4 loại giao tử, cây còn lại tạo ra 2 loại giao tử
⇒ Kiểu gen của cây F1 và cây II là AaBb (cao, tròn) x aaBb (thấp, tròn) hoặc AaBb (cao, tròn) x Aabb (cao, dài)
Vì trong các phép lai thì F1 luôn có cùng một kiểu gen, kết quả ở các phép lai khác nhau là do các cây đem lai có kiểu gen khác nhau. Từ 2 phép lai trên ta xác định được kiểu gen của cây F1 là AaBb (cao, tròn); cây I là AaBb (cao, tròn); cây thứ hai có kiểu gen aaBb (thấp, tròn) hoặc Aabb (cao, dài)
-Xét phép lai 3:
-Thấp, dài chiếm 1/4 (25%) tổng số cây thu được ⇒ đời F2 gồm 4 tổ hợp, mà cây F1 khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử (vì có kiểu gen AaBb) nên cây còn lại khi giảm phân chỉ tạo ra 1 loại giao tử
⇒ Kiểu gen của cây III có thể là AABB hoặc aabb (2)
-F2 có kiểu hình thấp, dài với kiểu gen aabb → nhận 1 giao tử ab từ cây F1 và 1 giao tử ab từ cây III (3)
Từ (2), (3) ⇒ Kiểu gen của cây III chỉ có thể là aabb