I/
1. Biểu cảm. Tưởng vô lí nhưng rất hợp lí vì: Tác giả đã nhìn từ khơi xa nhìn về đất liền.
2.
Huy Cận là một trong những tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hòa bình lập lại, từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống mới đang lên. Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác năm 1958. Sau một chuyến đi thực tế dài ngày, được đánh giá là một trong những bài hay của thơ ca Việt Nam hiện đại. Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ nên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa."
Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh mặt trời với hòn lửa để diễn tả màu sắc đỏ rực, tràn đầy của mặt trời. Vũ trụ như ngôi nhà rộng lớn với màn đêm là cánh cửa, sóng biển là then cài. (câu ghép) Bài thơ ĐTĐC thể hiện niềm lạc quan, vui tươi của người lao động và hồn thơ phơi phới, tình yêu cuộc sống của tác giả trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với âm điệu bài thơ như khúc hát mê say, phóng khoáng ngợi ca cuộc sống, tinh thần lao động của những người con của biển.
II/
1. Từ cách xưng hô ngang hàng chuyển sang cách xưng hô của bề dưới với bề trên vì: xưng “em” với người nói chuyện cũng là thói quen thể hiện sự tôn trọng của người nông dân Việt Nam ở làng quê trước đây. Mặt khác, thay đổi cách xưng hô như vậy cũng cho thấy tâm trạng ông Hai không ổn định, ông quá vui mừng đến không làm chủ được mình, chỉ thích khoe khoang.
2. là cách nói hoán dụ (lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng) - lấy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu.
3. Đã là người nông dân thì ít chữ nghĩa nhưng ông Hai lại thích nói chữ "sai sự mục đích". Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ “mục đích”, lẽ ra phải nói “mục kích” ,nghĩa là nhìn thấy, chứng kiến.
4.
Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở mỗi một làng tên là Chợ Dầu. Ta thấy dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân của mọi miền Tổ quốc. Tác phẩm kể về 1 người nông dân: ông Hai, người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ khiến ông không thể tin nổi rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Chợ Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người. Ý nghĩa của tình huống: tạo tâm lí, diễn biến gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở ông Hai. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. "Làng" quả là 1 tác phẩm chuyện ngắn ý nghĩa!