1.Tự sự:Đơn giản là phương thức trình bày các sự việc.
→DHNB:Dựa vào đọc hiểu,ta phải thấy nó đang kể lại một chuỗi sự việc hay là một sự kiện nào đó mà có quan hệ nhân quả đến kết quả.Trong có nhân vật,nội dung dự việc,cốt chuyện.
2.Miêu tả:Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt.
→DHNB:Dựa vào các từ ngữ để miêu tả trong đoạn văn.Đồng thời tìm ra hình ảnh miêu tả thì đó dấu hiệu.
3.Biểu cảm:là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác.
→DHNB:Để nhận biết ra cũng rất dễ,từ ngữ thể hiện nên là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
4.Thuyết minh:Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
→DHNB:Để nhận thấy được đây là văn bản thuyết mình chúng ta cần hiểu rằng nó đang giới thiệu về một chủ đề nào đó hoặc có thể là một tác phẩm văn học.
5.Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
→DHNB:Đơn giản là là khi ta đọc sẽ hiểu rằng nó đang chứng minh cho một đạo lý và cho rằng đạo lý đó đúng.Hay có thể là một hiện tượng xã hội sai trái hoặc đúng bằng những dẫn chứng rồi thuyết phục.
6.Hành chính,công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
→DHNB:khá đơn giản chỉ cần hiểu bên trong nội dung là về các mức độ vi phạm .