1. Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, giá trị, phẩm chất cao đẹp của Kiều
- Nguyễn Du như phân thân vào Thúy Kiều để cảm nhận nỗi cô đơn, buồn tủi, cảm giác lo lắng, dự cảm về tương lai, cuộc đời mờ mịt, không thể làm chủ số phận.
- Bộc lộ cảm xúc thương xót, tấm lòng nhân hậu, thái độ đồng cảm, sẻ chia của Nguyễn Du đối với số phận đau thương, nỗi đau bất hạnh của Kiều.
2. Vẻ đẹp của Kiều:
Đối với Kim Trọng: Nàng là người có tấm lòng chung thủy, tình cảm sắc son, luôn nhớ đến những kỉ niệm giữa mình và người yêu. Dù đang trong cảnh ngộ đau đớn nhưng nỗi nhớ Kim Trọng không bao giờ phai nhạt. Nàng còn là người có lòng tự trọng cao, tự cảm thấy tấm lòng trong trắng của mình bị vùi dập, hoen ố không còn xứng đáng với Kim Trọng.
Đối với gia đình: Tuy đã hy sinh thân mình, làm trọn đạo nghĩa làm con nhưng nàng luôn khắc khoải nghĩ đến, lo lắng cho cha mẹ. Nàng là người con hiếu thảo, hiếu nghĩa, mang trong mình nỗi nhớ tình thương. Bên cạnh đó còn thể hiện tấm lòng vị tha đáng trân trọng của nàng, dù bị lưu lạc nơi đất khách quê người nhưng nàng vẫn nghĩ cho mọi người.