1.Đồng bằng ven biển:
_ Biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng.
_ Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa sông.
_ Diện tích : 15.000 km2, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khoảng 1300 km.Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều ĐB nhỏ
_ 1 vài đb được mở rộng : ĐB Thanh Hóa( s.Mã,s.Chu), ĐB Nghệ An(s.Cả)..
_ Đồng bằng ở đây thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.
2. Thế mạnh và hạn chế về TN về :
a. Khu vực đồi núi
* Thế mạnh:
_ Có nhiều mỏ khoáng sản (mỏ nội sinh và ngoại sinh) tập trung ở vùng núi.
_ Nguồn tài nguyên rừng và đất trồng tạo điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp.
_ Địa hình: Các bề mặt cao nguyên và thung lũng tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh rồng trọt và chăn nuôi.
_ Sông ngòi miền núi có tiềm năng thủy điện lớn
_ Phát triển các loại du lịch địa hình và sinh thái.
* Hạn chế:
+ Địa hình hiểm trở, chia cắt gây trở ngại giao thông trong việc khai thác và giao lưu giữa các vùng
+ Thường xuyên xảy ra lũ quét, đất trượt đá lở.
+ Nơi đứt gãy có nguy cơ động đất, nơi khô nóng có nguy cơ hạn hán cháy rừng.
+ Cuộc sống người dân vùng cao còn khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như hội nhập với các vùng khác.
b, Khu vực đồng bằng
* Thế mạnh
_ Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, nhất là cây lúa nước.
_ Cung cấp nguồn lợi thiên nhiên như khoáng sản, thủy sản và lâm sản.
_ Khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ nguồn nước ngọt và nước lợ.
_ Là nơi có địa hình thuận lợi để xây dựng các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
* Hạn chế:
+ Thường xuyên chịu thiên tai bão lũ
+ Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa
+ Khi hậu nóng lên, băng tan nước biển dâng cao nguy cơ gây ngập lụt cho các đồng bằng châu thổ màu mỡ nước ta.