Đọc Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta vô cùng trăn trở về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Cuộc đời đầy rẫy những đau thương ấy khiến người đọc xót xa vô tận. Trong một thời đại với những hiện đại, người ta không thể tượng tượng về một thời quá khứ xa xôi với tủi nhục căm hờn như thế. Người ta có thể chỉ vì sưu thuế mà đau thương, vì miếng ăn mà tủi cực. Ta xót vì không dám tin vào cái chết của lão Hạc, vào sự khổ cực bán chó, bán con của chị Dậu. Nhưng vẫn sáng lòa trong trang viết ấy là một tình thương. Tình thương trong tính cách của những con người giàu lòng tự trọng và ẩn chứa sức sống tiềm tàng. Đó là lão Hạc tự trọng chọn cái chết bằng bả chó đầy ngỡ ngàng để bảo vệ lòng tự trọng. Đó là một chị Dậu đã có thể bật lên đầy mạnh mẽ để chống trả kẻ tàn nhẫn, vô lương tâm như cai lệ. Nhưng rồi, tính cách đẹp đẽ kia liệu có thể vượt lên trên cuộc đời chông chênh?