C1.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển.
- Khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc – Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.
C2.
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
+Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
+ Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm). Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.
+ Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm cao (>80%).
+ Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Khó khăn:
+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.
+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.
C3.
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm/năm)
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đem lại lượng mưa lớn => do vậy nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi Việt Nam là nước mưa.
C4.
-Thuận lợi:
+ Nước ta có mạng lười sông ngòi, ao hồ dày đặc⇒ lượng nước dồi dào
- Khó khăn:
+ Mùa mưa, các sông gây lũ làm thiệt hại đến hoa màu, của cải của nhân dân
+ Một số lưu vực sông mùa khô cạn nước không có nước tưới tiêu, cây không phát triển...
C5.
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
+ Đa dạng về thành phần loài và gen.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
C6.
- Tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi
- Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
C7.
- Dân cư và nguồn lao động tập trung ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao. Lao động chiếm 75,8%75,8% năm 20032003. Nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp : trồng trọt , chăn nuôi,...
- Dân cư ở nông thôn có kinh nghiệm trong việc thâm canh tăng vụ cây lúa
- Ngoài ra ở một số vùng miền núi , dân cư trồng các cây công nghiệp lâu năm và hằng năm : Cà phê, hạt điều, bông,.. Và chăn nuôi gia súc , gia cầm...
- Nước ta từ nền nông nghiệp nên nước ta nhất là vùng nông thôn đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây khác.
C8.
Công nghiệp chế biến (chế biến lương thực thực phẩm) sử dụng nguyên liệu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Vì vậy phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ý nghĩa với phát triển và phân bố nông nghiệp:
+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.
+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.