Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu vềA.thânB.láC.rễ củD.hạt
Cônsixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trởA.màng tế bào phân chia.B.việc tách tâm động của các nhiễm sắc thể kép.C.nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.D.sự hình thành thoi vô sắc.
Hiệu quả của việc xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến phụ thuộc vàoA.loại tác nhân, cường độ tác nhân và thời gian xử lí tối ưu.B.loại tác nhân, cường độ của tác nhân và liều lượng của tác nhân. C.cường độ tác nhân, liều lượng của tác nhân và thời gian xử lí tối ưu.D.loại tác nhân, liều lượng của tác nhân và thời gian xử lí tối ưu.
Các hoá chất 5-brôm uraxin (5-BU), êtyl metal sunphônat (EMS) có cơ chế gây đột biến làA.ức chế sự hình thành thoi phân bào gây ra đột biến lệch bội.B.ức chế sự hình thành thoi phân bào gây ra đột biến đa bội.C.ức chế sự hình thành thoi phân bào làm biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.D.gây ra sự sao chép nhầm lẫn hoặc làm biến đổi cấu trúc của gen.
Nitrôzô mêtyl urê (NMU) là hoá chất đã được các nhà khoa học sử dụng để tạo ra giốngA.dưa hấu vỏ vàng, ruột đỏ.B.dâu tằm tam bội. C.dưa hấu không hạt.D.“táo má hồng”.
Điểm khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lí và tác nhân hoá học làA.tác nhân hoá học gây nên đột biến có tính chọn lọc cao hơn tác nhân vật lý.B.tác nhân vật lý khả năng gây đột biến cao hơn tác nhân hoá học.C.tác nhân hoá học chỉ gây nên đột biến gen, không gây ra đột biến nhiễm sắc thể.D.tác nhân vật lý dễ sử dụng hơn đơn giản hơn, không yêu cầu các điều kiện nghiêm ngặt.
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối vớiA.động vật bậc cao. B.thực vật sinh sản hữu tính.C.vi sinh vật.D.thực vật sinh sản vô tính.
Khi chiếu tia phóng xạ để gây đột biến nhân tạo sẽ gây nên loại đột biến làA.đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.B.đột biến số lượng nhiễm sắc thể.C.đột biến gen.D.đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Từ giống táo Gia Lộc người ta đã tạo ra giống “táo má hồng” cho 2 vụ quả/năm, khối lượng quả tăng cao, thơm ngon hơn….Đây là thành tựu của tạo giống bằngA.công nghệ genB.công nghệ tế bàoC.nguồn biến dị tổ hợpD.phương pháp gây đột biến
Để chủ động tạo ra nguồn biến dị di truyền, các nhà di truyền học có thể dùng các tác nhân đột biến khác nhau tạo ra nguồn biến dị rồi từ đó chọn ra các cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối vớiA.thực vật.B.vi sinh vật.C.động vật.D.nấm.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến