Ở vi khuẩn E.coli, nghiên cứu có 4 chủng đột biến sau đây:- Chủng I: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này qui định tổng hợp bị mất chức năng- Chủng II: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.- Chủng III: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng- Chủng IV: Đột biến vùng operator (O) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.Khi môi trường có đường lactozo, operon của bao nhiêu chủng không được phiên mã?A.3B.1C.2D.4
Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?A.Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.B.Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.C.Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.D.Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.
Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ, F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho ruồi cái P giao phối với ruồi đực mắt trắng. Ruồi mắt trắng ở F2 có đặc điểmA.1/2 là ruồi cái.B.100% là ruồi đực.C.100% là ruồi cái.D.2/3 là ruồi đực.
Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?A.Thêm một cặp nuclêôtit.B.Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.C.Mất một cặp nuclêôtit.D.Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.
Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên làA.(1) → (4) → (3) → (2).B.(2) → (4) → (3) → (1).C.(2) → (1) → (3) → (4).D.(1) → (2) → (3) → (4).
Trong nhân đôi ADN, 2 phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ là nhờA.Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc liên tục.B.Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn.C.Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.D.Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất làA.Aabb × AaBB.B.aaBb × Aabb.C.AaBb × AABb.D.AaBb × aabb.
Bộ ba nào sau đây là bộ ba kết thúc ?A.3’UAG5’.B.5’UAG3’.C.3’AUG5’D.5’AUG3’
Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền: 0,04AA: 0,32Aa: 0,64aa. Tần số alen A và a của quần thể này lần lượt làA.0,6 và 0,4.B.0,4 và 0,6.C.0,2 và 0,8.D.0,8 và 0,2.
Ở một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, xét một gen trên NST thường có 3 alen khác nhau. Theo lý thuyết có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau và bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử?A.Tổng số kiểu gen là 5; số kiểu gen dị hợp tử là 3.B.Tổng số kiểu gen là 5; số kiểu gen dị hợp tử là 2.C.Tổng số kiểu gen là 6; số kiểu gen dị hợp tử là 2.D.Tổng số kiểu gen là 6; số kiểu gen dị hợp tử là 3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến