Cho sơ đồ phản ứng sau: Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH(OH)CH2CHO. B. HOCH2CH(CH3)CHO. C. OHC–CH(CH3)CHO. D. (CH3)2C(OH)CHO.
Hòa tan hoàn toàn 23,61 gam hỗn hợp A chứa Na, K, Ca, Ba và Al trong nước dư thu được dung dịch chứa 39,06 gam chất tan và 14,448 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X gần đúng là A. 16% B. 17% C. 22% D. 21%
Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là A. 47,84. B. 39,98. C. 38,00. D. 52,04.
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam sunfua của kim loại M (công thức MS) trong oxi dư. Chất rắn sau phản ứng đem hoà tan trong 1 lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8% thấy nồng độ % của muối trong dung dịch thu được là 41,72%. Khi làm lạnh dung dịch này thì thoát ra 8,08g muối rắn. Lọc tách muối rắn thấy nồng độ % của muối trong dung dịch là 34,7%. Xác định công thức của muối rắn.
Thủy phân hoàn toàn 48,6 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y (MX < MY) trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối Z và 18,5 gam hỗn hợp T gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử. Nung Z với vôi tôi xút dư, thu được 14,5 gam hỗn hợp hai ankan. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 16,24 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 50,62% B. 47,74% C. 53,50% D. 75,93%
Thực hiện phản ứng cracking x mol butan thu được hỗn hợp X gồm 5 chất đều là hidrocacbon với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hết Y bằng khí O2 thu được CO2 và 3,05x mol H2O. Phần trăm khối lượng CH4 trong Y bằng: A. 23,45% B. 26,06% C. 30,00% D. 29,32%
Hỗn hợp X gồm CH≡C-CH3, CH2(CHO)2, CH≡C-COOH và H2. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X, thu được 26,4 gam CO2. Đun nóng 0,4 mol X với bột Ni, sau một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với X là 1,25. Để tác dụng tối đa với 0,24 mol Y cần dùng a mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là? A. 0,32 B. 0,2 C. 0,24 D. 0,3
Đốt cháy 0,35 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon ở trạng thái khí thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch Ca(OH)2 lần thu được 40 gam kết tủa và dung dịch Y đun nóng dung dịch Y thu được thêm 30 gam kết tủa nữa. Mặt khác nếu sục hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp X vào dung dịch chứa Brom dư thì thu được khối lượng sản phẩm hữu cơ là (a+160)g. Khối lượng của 0,35 mol hỗn hợp X gần nhất với A. 12 B. 13 C. 10,06 D. 13,7
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số mol bằng 1/2 số mol peptit còn lại. Thủy phân hoàn toàn 25,62 gam hỗn hợp E trong dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 38,12 gam hỗn hợp muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thu được 14,784 lít (đktc) khí CO2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng mol lớn nhất trong E gần nhất với: A. 18,02% B. 24,13% C. 28,27% D. 30,43%
Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 16,73 gam. B. 8,78 gam. C. 20,03 gam. D. 25,50 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến