Thực hiện các thí nghiệm sau: – Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4, thu được khí X. – Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng thu được khí Y. – Cho bột Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí Z không màu, mùi hắc. – Cho sunfua kẽm vào dung dịch HCl loãng, dư thu được khí T. – Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khí P. Cho các khí X, Y, Z, T, P lần lượt tác dụng với nhau, trường hợp nào có phản ứng xảy ra, viết phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện từng phản ứng nếu có).
Hợp chất ion cấu tạo từ cation M+ và anion X22- có công thức M2X2 và có tổng số các loại hạt là 164; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tìm công thức phân tử của hợp chất ion trên.
Hòa tan 30,18 gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 đến dư vào X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa theo số mol khí CO2 bị hấp thụ.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng dư). Sau phản ứng thu được dung dịch A và 9,408 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO2 và SO2 có tỷ lệ mol là 20:1. Cô cạn dung dịch A thu được 33,04 gam chất rắn. Biết trong X oxi chiếm 19,178% về khối lượng. Giá trị đúng của m là: A. 8,92 B. 9,84 C. 11,68 D. 12,21
Hòa tan hoàn toàn 24,72 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, Cu2S, FeS2 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được V lít khí SO2 và dung dịch Y chứa 55,6 gam muối. Mặt khác cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 124,86 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu2S trong X gần nhất với A. 26,7% B. 14,1% C. 19,4% D. 24,8%
Điện phân nóng chảy NaCl để điều chế Na (với các điện cực trơ, hiệu suất điện phân là 77,2%) với dòng điện có hiệu điện thế là U = 7,2V. Tính điện năng tiêu thụ (theo kWh) để điều chế được 23 gam Na. Biết 1kWh = 3,6.10^6 J A. 0,15 B. 0,4 C. 0,25 D. 0,5
Cho m gam Fe tác dụng hết với H2SO4 (đặc, nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10m/7 gam khí SO2 và dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được (m + 133,5) gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 56 B. 28 C. 22,4 D. 16,8
Có 4 dung dịch riêng biệt mất nhãn: HNO3, AlCl3, Na2SO4 và MgCl2. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 4 dung dịch trên là A. dung dịch NaOH B. dung dịch Ba(OH)2 C. dung dịch BaCl2 D. quỳ tím
X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z, T lần lượt là ancol và este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 61,34 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 3,145 mol O2, thu được 34,38 gam nước. Mặt khác, đun nóng 61,34 gam E với 650 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chứa 3 ancol đều no và 53,58 gam hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy thoát ra 0,31 mol khí H2. Biết các hợp chất hữu cơ đã cho đều mạch hở, không chứa nhóm chức khác và khối lượng phân tử của X nhỏ hơn Y. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là A. 2,74% B. 9,59% C. 7,65% D. 8,82%
Điện phân m gam dung dịch Cu(NO3)2 28,2% với điện cực trơ cường độ dòng điện không đổi sau một thời gian thu được dung dịch X. Cho 14 gam bột Fe vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), 13,92 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y có khối lượng 156,28 gam. Giá trị của m là A. 150 B. 160 C . 170 D. 180
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến