Cho m gam Na vào 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M; sau khi phản ứng xong khối lượng dung dịch tăng 0,8 gam. Giá trị của m là:
A. 6,9 B. 8,05 C. 3,45 D. 7,36
nAl2(SO4)3 = 0,05 —> nAl3+ = 0,1
Nếu lượng OH- vừa đủ để kết tủa Al3+ thì nNa = 0,3; nH2 = 0,15 và nAl(OH)3 = 0,1
Khi đó Δm = mNa – mAl(OH)3 – mH2 = -1,2 —> Giảm 1,2 gam
Để khối lượng dung dịch không giảm mà tăng 0,8 gam thì ta phải tăng lượng thêm vào (Na), đồng thời lượng tách ra (Al(OH)3) sẽ giảm. Vậy Al(OH)3 phải bị hòa tan một phần.
nNa = x; nH2 = 0,5x
nOH- = x = 4nAl3+ – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,4 – x
Δm = mNa – mAl(OH)3 – mH2 = 23x – 78(0,4 – x) – 2.0,5x = 0,8
—> x = 0,32
—> mNa = 7,36