Bài Bảnh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương là một bài thơ nổi tiếng của bà. Bài thơ tả thực cái bánh trối mà hàm ý nghĩa ẩn dụ nói về người phụ nữ:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tẩm lòng son
Nghĩa tả thực của hình ảnh khá rõ: Bánh dù rắn dù nát do tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ. vấn đề là ý nghĩa ẩn dụ của nó, “Rắn nát” là số phận hẩm hiu, cuộc đời thua kém, không may bất hạnh của người phụ nữ. “Tay kẻ nặn” là xã hội xưa kia - xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, dạo đức cứng nhắc, giả dối, gieo đau khổ cho người phụ nữ. Nhưng “em vẫn giữ tấm lòng” nghĩa là vẫn kiên trinh ngay thẳng, trong trắng, giữ vững phẩm giá của minh. Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội bất công vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ. Nhiều truyện cổ của ta đã đề cao phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đen tối chà đạp lên quyền sông của họ.
Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một bằng chứng.
Nàng là một phụ nữ đức hạnh bị mắc tiếng oan, chết vì một chuyện không đâu. Chồng di lính vắng nhà, nàng thủy chung, đảm đang nuôi con thơ, nuôi mẹ chồng. Chồng về, nghe câu nói ngây thơ của đứa con nhỏ dại vội nghi nàng không chung thủy. Nàng đã thống thiết minh oan, người chồng đa nghi thiếu trí tuệ, ỷ thói nam quyền đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương phải tìm đến một dòng sông, tự minh oan cho mình bằng cái chết bi thảm. Rõ ràng đời Vũ Nương “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng sống cũng như chết, nàng “vẫn giữ tấm lòng son”: nàng chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, đời nàng sáng trong như ngọc. Đến khi chết rồi sống dưới Thủy cung, nàng vẫn còn giữ nguyên tình nghĩa với quê hương, tổ tiên, chồng con, tha thiết muốn quay về với trần thế, với cuộc đời. Nhưng bi kịch đã xảy ra rồi, nàng đành ngậm ngùi sống dưới Thủy cung với trái tim như ngọc.